Ðậu nảy mầm giàu đạm hơn đậu nguyên hạt, đạm của đậu có chất lượng tương đương với chất đạm động vật do đó rất phù hợp với những người ăn chay.
- Nhận thức đúng đắn về hội chứng Hunter ở trẻ em
- Bệnh lý viêm quanh khớp vai và những điều cần biết
- Bệnh Gout và những điều bạn cần tìm hiểu
Đậu, đỗ được biết đến là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người. Đậu cung cấp đủ các loại amino axit quan trọng và canxi mà cơ thể cần. Những người ăn chay và các tu sĩ có thể ăn đậu và các sản phẩm khác từ đậu mà không cần ăn thịt cũng cung cấp đủ canxi cho cơ thể. Các loại đậu còn chứa nhiều đạm, hạt đậu có chứa nhiều sinh tố nhóm B, nhiều sắt, kali, rất nhiều chất xơ, đa số chứa ít chất béo và calories (trừ đậu nành và đậu phộng lại có nhiều chất béo lành không bão hòa).
Đậu nành (đậu tương)
Đậu tương có chứa một lượng lớn lecithin và một loại các vitamin, rất tốt cho cơ thể con người. Ăn đậu nành theo thực đơn của bác sĩ tư vấn, các chất dinh dưỡng có trong đậu nành có thể cải thiện các bệnh về tim, chứng tiền mãn kinh, tăng ham muốn tình dục của phụ nữ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer…
Theo YHCT đậu có màu vàng thuộc hành Thổ qui kinh tỳ vị. Đậu Nành giàu protein, chất xơ và các chất khoáng cần thiết cao. Đậu nành cũng là nguồn thực phẩm giàu isoflavones, giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa tăng cân, được biết đến như là một loại thịt thực vật. Chất Isoflavones có tác dụng như nội tiết tố của phụ nữ hay còn gọi là Phytoestrogen khi sử dụng đậu nành có thể bổ sung hợp chất này cho cơ thể phụ nữ nên có thể cân bằng nội tiết tố giảm được các triệu chứng tiền mãn kinh, điều chỉnh vóc dáng cơ thể và hạn chế lão hóa rất tốt.
Trong y học, đậu nành rất tốt cho người bị viêm khớp, người mới bình phục sau khi bị trọng bệnh.
Đậu đen
Đậu đen còn có tên gọi là ô đậu, hắc đại đậu…Theo YHCT đậu đen tính hơi ôn (ấm), vị ngọt, qui kinh Thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. Nhiều sách cổ viết rằng ăn đậu đen chữa được chứng phù thũng, tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể, làm đẹp.
Trong đậu đen có chứa nhiều vitamin A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Đậu đen được coi như một loại thuốc bổ do có chứa các axit amin như: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin…. Ngoài ra, còn một nhóm chất rất quan trọng tạo màu sắc đỏ tím cho lớp vỏ ngoài của đậu đen được gọi là anthocyanidin, đây là nhóm chất có tác dụng kháng oxy hóa tế bào rất cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đề kháng ung thư, kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa tế bào. Do đó, đậu đen tốt cho mọi lứa tuổi và giới tính, nam sử dụng sẽ tăng cường chức năng của thận, bổ tinh, ích huyết, chữa liệt dương, tai ù, huyết áp cao.
Đậu đen rất bổ, tuy nhiên chỉ thích hợp cho người ở thể nhiệt (Người gầy, có cảm giác nóng nực trong người, lòng bàn tay chân nóng, tiểu dắt), còn đối với người thể lạnh (Người lạnh, sợ lạnh, tay chân hay lạnh..) thì thêm vài lát gừng khi chế biến.
Đậu xanh
Theo các thầy thuốc đông y, đậu xanh đậu xanh có vị ngọt, mát, hơi tanh thuộc hành Mộc qui kinh gan có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc, sáng mắt, hạ huyết áp. Đậu xanh giàu protein, tinh bột, nhiều loại khoáng chất, vitamin B và axit amin, giảm bớt sự mệt mỏi, sưng phù hay tiểu tiện khó khăn. Đối với những người bị bệnh cao huyết áp giúp giảm huyết áp hiệu quả khi ăn đậu xanh. Vào mùa hè ăn đậu xanh không chỉ có thể tăng cường chất dinh dưỡng mà còn có hiệu quả trị liệu nhất định đối với một số bệnh như viêm thận, cảm nhiệt, ngộ độc thực phẩm, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, viêm dạ dày, viêm họng hay mắt kém…
Tuy nhiên, đậu xanh có tác dụng làm mát tự nhiên, do đó, các bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa không nên ăn, nếu không nó có thể gây đầy hơi.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn