Kỷ tử được dùng phổ biến để nấu cháo, hầm cao, ngâm rượu hoặc phối hợp với các loại thuốc khác. Vậy đặc điểm và công dụng của kỷ tử đối với sức khỏe của con người.
- Những công dụng bất ngờ của thảo quyết minh trong y học
- Khám phá những tác dụng chữa bệnh từ nghệ vàng
- Tác dụng chữa bệnh của cây thuốc Kim ngân hoa
Những công dụng bất ngờ của kỷ tử
Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về kỷ tử nhé!
Đặc điểm của kỷ tử là gì?
– Kỷ tử là thực vật có quan hệ gần trong họ Cà, được phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Toàn bộ lá, hoa, rễ của kỷ tử đều rất bổ dưỡng. Thần y nổi tiếng thời nhà Minh, Lý Thời Chân ghi chép trong “Bản Thảo Cang Mục” rằng: “Mùa xuân hái lá kỷ tử, có tên là Thiên tinh thảo, mùa hè hái hoa tên là Trường Sinh thảo, mùa thu hái hạt, tên là Cẩu Kỷ Tử, mùa đông nhổ rễ, tên là Địa cốt bì”.
– Trong dân gian, Kỷ tử còn có tên là “Minh mục tử”, có nghĩa là quả sáng mắt, được ví như Thiên tinh (tinh của trời), Địa tiên (tiên của đất), Khước lão (đẩy lui tuổi già)… Người chú trọng dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe không thể không biết.
– Y học hiện đại nghiên cứu chứng minh, kỷ tử có carotene, betain, vitamin A, vitamin B1. Vitamin B2. Vitamin C và canxi, phốt pho, sắt…, có tác dụng răng hoạt tính tế bào bạch cầu, thúc đẩy tái sinh tế bào gan, còn có thể giảm huyết áp, giảm tiểu đường, mỡ máu.
Công dụng của kỷ tử
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết kỷ tử là vị thuốc vào được cả kinh Can và Thận, một mặt bổ ích Thận tinh, một mặt bổ dưỡng Can huyết nên có thể chữa được các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, điếc, lưng đau gối mỏi, di tinh, liệt dương…
Theo nghiên cứu hiện đại, kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú:
- Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể.
- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết Hạ khâu não – Tuyến yên – Tuyến thượng thận.
- Bảo vệ tế bào gan, có công hiệu ích bổ gan thận, dưỡng gan.
- Điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản.
- Hạ đường huyết.
- Làm giãn mạch và hạ huyết áp.
- Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tuỷ xương.
- Chống oxy hoá và làm chậm sự lão hoá.
- Nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy, câu kỷ tử dưới hình thức pha như trà nóng uống vào mỗi sáng ngừa được chứng bệnh ưa mệt mỏi như bị bệnh về buổi sáng.
- Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư…
Công dụng của kỷ tử
Những lưu ý khi sử dụng kỷ tử
Thường xuyên dùng kỷ tử có thể giúp hạ nhiệt, tỉnh thần, dưỡng gan, dưỡng mắt. Nhưng để sử dụng kỷ tử sao cho hiệu quả nhất thì chúng ta cần quan tâm đến thời điểm sử dụng:
+ Nên ăn kỷ tử vào lúc trước khi đi ngủ, đặc biệt là đối với người già sẽ giúp chống được chứng khô miệng, và ngủ ngon giấc hơn. Nhai khoảng 20g kỷ tử, uống thêm một cốc nước mát sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon, sáng tỉnh dậy với tinh thần sảng khoái, minh mẫn và tràn đầy sức sống.
+ Cách ăn tốt nhất là nhai trực tiếp rồi nuốt sẽ phát huy được tối đa công dụng của kỷ tử với sức khỏe. Nếu không ăn được trực tiếp có thể pha trà để uống.
+ Cách pha trà kỷ tử bổ dưỡng: Không cần cầu kỳ, chỉ cần lấy 15g kỷ tử hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút là có ngay một thứ nước màu đỏ đẹp, thơm ngon. Trà kỷ tử vừa có tác dụng giải khát thay trà trong ngày lại vừa có công năng phòng trị bệnh, rất tốt cho người làm việc trí óc và phải dùng máy tính nhiều.
Những lưu ý khi sử dụng kỷ tử
+ Cần lưu ý là kỷ tử có thể sinh thấp. Người nào mà bị táo bón lâu ngày hoặc cơ địa tỳ thấp thì không nên ăn nhiều. Những người mà cơ thể đang bị viêm nhiễm, cảm sốt hoặc đầy hơi chướng bụng không nên ăn kỷ tử.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn