Đại hồi là vị thuốc có mùi thơm, tính ấm, vị cay thường được sử dụng làm gia vị trong món ăn của người Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết tác dụng tuyệt vời của Đại hồi trong điều trị bệnh.
- Vị thuốc Nam điều trị hiệu quả chứng đầy bụng, khó tiêu
- Công dụng đa năng từ vị thuốc Hoàng kỳ trong YHCT
- Bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Những điều cần biết về vị thuốc Đông Y Đại hồi
- Đặc điểm thực vật
Theo chia sẻ của các Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, cây Đại hồi cao 6 – 10m. Cành mọc thẳng tạo cho cây dạng thon gọn và tán lá hẹp. Lá mọc so le nhưng thường mọc sát tạo thành các vòng gỉa từ 4 – 6 lá. Lá thon dài hoặc hình bầu dục, mép nguyên có lượn sóng hoặc không. Lá rất dễ rụng khỏi cành nếu cắt cành khỏi cây. Hoa có thể có nhiều màu: trắng ,trắng hồng, hồng, tím hồng. Noãn đa số là 8.
Qủa thường có 8 đại dính vào 1 trục và tỏa thành hình sao. Trong mỗi đại có chứa 1 hạt màu nâu bóng. Thường thì có từ 2 -6 đại bị lép. Có những cây cho quả đến 10 đại, to đều, ít bị lép. Quả tươi có màu xanh, khi khô có màu nâu thẫm.
Phân bố Hồi được coi là 1 đặc sản của tỉnh Lạng Sơn, được trồng ở hầu hết các huyện trong tỉnh trừ Hữu Lũng và nam Chi Lăng. Ngoài ra đại hồi cong trồng ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Thái Nguyên.
- Trông trọt và thu hái
Đại hồi được trồng bằng hạt. chọn quat to đều, có 8 – 10 đại của cây ở độ tuổi trưởng thành, không bị sâu bệnh, thường xuyên sai quả và được chăm sóc tốt. Sau khi phơi nắng nhẹ quả sẽ nứt và hạt rơi ra. Bảo quản hạt trong cát khoảng 3 tháng khi hạt nứt nanh 7 – 10% thì gieo. Thường gieo hạt trước tết nguyên dán 2 tuần. Khi cây ra lá đều thì cấy vào bầu. Cây con 20 – 25 tháng tuổi tuổi thì đem trồng
Hồi được khai thác vào hai thời điểm trong năm. Vụ chính vào tháng 8 -9 . Vụ phụ vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
- Bộ phận dùng
Chúng ta thường dùng lá và quả của cây đại hồi để làm thuốc chữa bệnh
Thành phần hóa học
Qủa đại hồi có chứa 8 – 9% lượng tinh dầu. Qủa mới thu hoạch có thể chứa 10 – 15%
Tinh dầu quả hồi tên thương phẩm là star anis oil, là chất lỏng không màu, vàng nhạt, có mùi thơm đặc biêt, vị ngọt
Thành phần chủ yếu của tinh dầu quả là trans anethol ( 85 – 90%). Tinh dầu quả hồi Lạng Sơn luôn đạt hàm lượng anthol trên 90%
Đại hồi có vị cay, tính ấm có tác dụng tốt trong điều trị bệnh dạ dày
Tác dụng và cách sử dụng vị thuốc Đông Y đại hồi
Theo Đông y Đại Hồi có vị cay, ngọt, tính ôn ấm, mùi thơm,có tác dụng kiện tỳ, khai vị, trừ đờm, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), sát trùng, vào 4 kinh Can, Thận, Tỳ, Vị. Đại hồi thường được dùng trong các bài thuốc Nam chữa nôn mửa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, giải độc của thịt cá, tay chân nhức mỏi. Mỗi ngày dùng 4-8g, dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc 1-4g dạng thuốc bột. Ngoài ra còn dùng quả hồi ngâm rượu cùng với một số dược liệu khác để xoa bóp chữa tê thấp, nhức mỏi.
Tây y cũng đã sử dụng quả hồi làm thuốc trung tiện, kích thích tiêu hóa, lợi sữa. Có tác dụng trên hệ thống thần kinh và cơ được dùng trong các bệnh lý đau dạ dày, ruột. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng say, run tay chân, xung huyết não và phổi, có khi co giật như động kinh. Tinh dầu hồi có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, chống co giật, ức chế sự lên men ruột, long đờm và lợi tiểu nhẹ, là thành phần các thuốc trị ho, thuốc xoa bóp ngoài da, thuốc trị bệnh nấm da và ghẻ.
Quả hồi còn được dùng làm hương liệu, người ta chế rượu hồi (làm rượu khai vị), làm thơm kem đánh răng. Quả hồi là thành phần không thể thay thế trong một số gia vị như bột cà-ri, bột nêm ngũ vị hương và là nguyên liệu không thể thiếu trong món ăn. Hiện nay, quả hồi còn dùng để chiết xuất acid shikimic. Acid shikimic là thuốc để tổng hợp Tamiflu điều trị bệnh cúm gà.
Hoàng Hậu – tapchisuckhoe.edu.vn