Cây thuốc lá còn gọi là Nicotiana thnam (Cămphuchia), yên thảo (Trung Quốc), Tabac (Pháp), tên khoa học Nicotiana tabacum L, thuộc họ Cà Solanaceae. Vậy tác hại của cây thuốc lá là gì?
- Bài thuốc Nam điều trị hiệu quả sỏi đường tiết niệu
- Cây cô la và những khám phá công dụng tuyệt vời
- Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị hiệu quả mụn trứng cá
Những tác hại của cây thuốc lá đối với con người
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về cây thuốc lá được chia sẻ từ các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn giúp bạn có thể hiểu được tác hại thực sự mà cây thuốc lá đem đến cho con người.
Mô tả cây thuốc lá trong thế giới tự nhiên
Cây thuốc lá là cây thân thảo, sống hàng năm, phần gốc thân hoá gỗ ít nhiều. Thân mọc đứng, có nhiều long, phân cành ở ngọn, các lá ở phía trên bé hơn, hình lưỡi mác. Phiến lá to, không cuống, một mẩu lá phía dưới ôm vào thân. Hoa nhiều, tập hợp thành chùy ở ngọn. Đài có lông, tràng màu trắng hay hồng hoặc tím nhạt. Quả nang có 2 ô, có đài tồn tại bọc ở ngoài, hạt bé, nhiều, màu đen. Cùng loại với cây thuốc lá, ở nước ta còn trồng cây thuốc lào Nicotiana rustica L. thân thấp hơn, lá to và dày hơn.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây thuốc lá vốn nguồn gốc ở châu Mỹ, nhưng được đưa về trồng ở nhiều nước trên thế giới: Người ta uớc tình mỗi năm toàn thế giới sản xuất khoảng 4 triệu tấn thuốc lá khô, trong đó 3/4 sản xuất ở châu Mỹ và các nước châu Á. Ở nước ta việc trồng thuốc lá chỉ mới được phát triển sau Cách mạng tháng tám, vì trước đây hồi thuộc Pháp, việc trồng thuốc lá, thuốc lào bị hạn chế, phải xin phép. Những năm gần đây thuốc lá được trồng ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây (Ba Vì), Gia Lai Kon Tum, Đắk Lắk…
Trồng thuốc lá bằng hạt. Trước hết phải gieo hạt. Khi cây con cao chừng 10-15cm mới đánh đi trồng ở nơi cố định. Khoảng cách giữa mỗi cây chừng 65cm (tỉ lệ nicotin càng cao nếu các cây cách xa nhau vừa đủ). Thời vụ gieo trồng thay đổi theo giống và điều kiện khí hậu từng vùng. Ở Vĩnh Phúc người ta trồng vào tháng 12 (cho năng suất cao nhất), bắt đầu thu hái từ tháng 4, tháng 5: Thu hái lá từ phía dưới lên, trung bình mỗi hecta cho khoảng 1 tấn lá khô/năm. Trong thu hoạch thuốc lá, công việc phơi sấy đóng vai trò quyết định chất lượng của thuốc lá. Có thể phơi nắng nhưng để chủ động người ta thường sấy. Do đó cùng với việc trồng thuốc lá, nhất thiết phải thiết kế lò sấy.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mặc dầu thuốc lá là một chất độc, nhưng thế giới hiện nay vẫn trồng thuốc lá chủ yếu để hút, một số rất ít dùng làm thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng, một số ít nữa dùng làm thuốc chữa bệnh.
Thành phần hoá học của cây thuốc lá
Thuốc lá đã phơi hay sấy khô còn chứa tới 20% nước, hàm lượng chất vô cơ cũng rất cao: 15 đến 20% trong đó chủ yếu là kali, canxi, photphát, nitrat.
Trong thuốc lá còn xanh, hàm lượng gluxit khá cao: Tới 40% bao gồm chủ yếu là tinh bột (8-12%), đường tan được (2-4%) rồi đến pectin, xenluloza. Trong quá trình khô, lá bắt đầu ngả vàng, hàm lượng tinh bột và đường giảm xuống rất nhanh.
Các chất protein và lipit thường chỉ chiếm 12 và 5% trọng lượng khô.
Trong thuốc lá còn chứa các hợp chất đa phenol: Ngoài axit clorogenic, còn có các flavonozit: rutozit chiếm izoquexitrozit, quexetol, vết cumarin, scopoletol. Các hợp chất đa phenol đóng vai trò quan trọng trong màu sắc và hương vị thuốc lá.
Thuốc lá còn chứa tinh dầu (linalola, bocneola), các hợp chất kiềm bay hơi (pyridine, N-metyl pyrrolidin), nhiều men (gluxidaza, oxydaza, catalaza).
Người ta cho hoạt chất chủ yếu của thuốc lá, thuốc lào là chất nicotin. Hàm lượng nicotin dao động từ 2 đến 10%, thuốc lào có thể chứa tới 16% nicotin.
Nicotin là một ankaloit được chiết từ thuốc lá từ năm 1828. Đây là một chất kiềm không chứa oxy, công thức thô là C10H14N2 với một nhân là pyridine và một nhân là Nmetyl-pyrolidin. Nicotin là một chất lỏng sánh, mùi hắc, vị nóng, cay. Khi tinh khiết, không có màu, nhưng ra ánh sang và không khí ngả màu nâu. Nicotin tan trong nước, rất tan trong các dung môi hữu cơ. Bên cạnh nicotin người ta còn thấy nornicotin (có nhiều trong một số loài thuốc lá trồng), anabasin (vì lần đầu tiên được chiết từ cây thuộc chi Anabasis) họ Rau muối (Chenopodiaceae). Anabasin là đồng phân của nicotin. Ngoài ra người ta còn thấy một ít chất như nicotelin, nicotyrin, myosmin…
Chuyên mục thuốc Bắc Nam cho hay: Thành phần thuốc lá thay đổi nhiều trong quá trình phơi sấy và chế biến. Thường bao giờ trong thuốc lá phơi sấy hay chế biến, người ta nhận thấy:
– Tinh bột và đường hầu như giảm hoàn toàn.
– Axit malic giảm.
– Các protit thoái hoá và xuất hiện các dạng hợp chất tan như axit amin, asparagin.
– Hàm lượng nicotin có thể bị giảm, ngược lại hàm lượng axit nicotinic có thể tăng lên, hàm lượng axit clorogenic cũng giảm xuống.
– Các hợp chất đa phenol bị ôxy hoá làm cho thuốc lá chuyển màu nâu.
– Xuất hiện các axit béo tự do, các ancol và este thơm.
Thành phần hoá học của cây thuốc lá
Tác dụng dược lý của cây thuốc lá đối với sức khỏe con người
Thuốc lá là một cây độc, nhất là những lá già, có hàm lượng nicotin cao. Người ta đã thấy người lớn đã chết do đã dùng 15 đến 20 gam thuốc lá dưới dạng hãm để thụt. Trẻ con chỉ cần vài gam cũng đủ chết. Một số con vật nuôi trong nhà cũng rất nhạy cảm với nicotin nhưng người ta thấy một số con vật nhai lại có thể ăn những cây thuốc lá non mà không bị ngộ độc. Nicotin là một chất độc mạnh hơn: Liều chết cho một người lớn là 0,06gam. Gần đây, những công trình nghiên cứu cho biết thuốc lá đóng vai trò làm tăng những bệnh tim mạch và một số dạng ung thư. Thống kê cho biết những người hút thuốc lá bị chết do ung thư phổi cao hơn là số người không hút. Nhựa của khói thuốc lá bôi lên da chuột có thể gây ung thư da. Cho nên gần đây người ta đang tìm cách hạn chế sự độc hại của thuốc lá bằng vận động không hút thuốc lá, hoặc hút thuốc đã loại bớt nicotin, hay hút thuốc lá có những đầu lọc bớt nicotin.
Công dụng và liều dùng
Mặc dầu biết hút thuốc lá là một chất độc, nhưng việc tiêu thụ thuốc lá trên thế giới ngày càng tăng. Người ta đã ướ tính bình quân một đầu người, một năm ở Thụy Sĩ dùng tơi 5kg thuốc lá, tại Mỹ mỗi người mỗi năm tiêu thụ 4,8kg, tại Pháp 2,3kg. Hiện nay thuốc lá, thuốc lào ít dùng làm thuốc đối với người: Trong nhân dân, người ta dùng thuốc lào, thuốc lá để đắp vào những nơi đứt tay chân, chảy máu để cầm máu. Còn dùng chữa rắn, rết côn trùng cắn.
Thuốc lá hay được dùng chửa bệnh cho gia súc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng (bảo vệt thực vật). Đối với cây trồng người ta dùng bột vụn thuốc lá (dư phẩm của công nghiệp thuốc lá), dịch chiết thuốc lá hay dư phẩm công nghiệp. Khi dùng người ta pha loãng thành dung dịch chứa 1% nicotin rồi phun lên cây có sâu bọ. Nicotin không độc với cây trồng, nhưng sâu bọ hoặc tiếp xúc, hoặc hút nước có nicotin hoặc hít thở hơi thuốc sẽ bị ngộ độc. Tuy nhiên vì đây là chất độc, cho nên việc sử dụng phải theo đúng những quy định để tránh ngộ độc cho người sử dụng. Đối với súc vật người ta dùng thuốc lá thuốc lào pha nước để chữa ghẻ, chấy rận, bọ chó: Dùng dung dịch chứa 1% nicotin. Tránh bôi lên những nơi da bị sây sát để tránh ngộ độc.
Đôi khi người ta dùng trị giun sán của bò, dê với liều 5-6ml đối với bò, 1-2ml đối với dê, cao thuốc lá có chứa 40% nicotin.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn