YHCT có những bài thuốc không chỉ an toàn đối với người sử dụng mà còn hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh táo bón mạn tính.
- Y học cổ truyền sử dụng rễ đinh lăng làm thuốc như thế nào?
- Hạt dẻ là vị thuốc quý trong y học cổ truyền chữa nhiều bệnh
- Thanh nhiệt giải độc từ vị thuốc YHCT Liên kiều
Táo bón là bệnh thường gặp ở trẻ em và người già. Hiện bệnh ngày một mở rộng đối tượng mắc bệnh nhưng người ở độ tuổi thanh niên hay những người làm việc nơi công sở. Du táo bón không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng những phiền phức mà bệnh gây ra khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
Theo Bác sĩ Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, táo bón xuất hiện thường do huyết nhiệt, âm hư hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm; do kiết lỵ mạn tính làm tỳ vị kém vận hóa gây táo bón; người già, phụ nữ sau sinh do cơ nhục bị yếu gây khí trệ. Nếu không kịp thời điều trị có thể gây bệnh trĩ.
Bài thuốc YHCT điều trị bệnh táo bón
Tùy theo trường hợp cụ thể mà các thầy thuốc, y sĩ YHCT đưa ra bài thuốc bắc thuốc nam phù hợp nhằm mang đến hiệu quả điều trị cao cũng như an toàn cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc như sau:
Táo bón ở người bị thiếu máu, phụ nữ sau đẻ mất máu: Người bệnh thường có biểu hiện da xanh, ngủ ít, chóng mặt hoa mắt, niêm mạc nhợt, táo bón kéo dài, lưỡi nhạt, mạch hư tế đới sác vô lực.
Phép chữa là bổ huyết nhuận táo. Dùng một trong các bài:
- Bài 1: Tứ vật thang gia giảm: Thục địa 12g, bạch thược 12g,đương quy 8g, xuyên khung 8g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài 2: Hà thủ ô đỏ 100g, bá tử nhân 100g, long nhãn 100g, tang thầm 100g, kỷ tử 100g, vừng đen 200g. Tất cả tán bột làm viên, ngày uống 10 – 20g.
Táo bón do âm hư huyết nhiệt: Người bệnh có biểu hiện táo bón lâu ngày, người gầy khô, họng miệng khô, hay khát nước, lưỡi đỏ ít rêu, buồn bực cáu giận, mạch tế.
Phép chữa theo thầy thuốc y học cổ truyền Hà Nội là lương huyết, dưỡng âm nhuận táo. Dùng một trong các bài:
- Bài 1: Bá tử nhân 100g, bạch thược 50g, hạnh nhân 50g, hậu phác 40g, chỉ thực 40g, đại hoàng 40g. Tất cả tán bột, ngày uống 10 – 20g.
- Bài 2: Sinh địa 16g, mạch môn 16g, huyền sâm 16g, sa sâm 16g, vừng đen 20g, mật ong vừa đủ. Tất cả tán bột làm thành viên, ngày uống 10 – 20g.
Táo bón do khí hư: Đây là chứng thường gặp ở người già hay phụ nữ sau đẻ do trương lực cơ giảm.
Phép chữa là ích khí nhuận tràng. Người bệnh có thể dùng bài thuốc: đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, hoài sơn 12g, kỷ tử 12g, sài hồ 12g, vừng đen 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Táo bón, dương khí kém: Người bệnh kèm theo các biểu hiện như ăn kém, lưng gối đau mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế, dùng bài: ý dĩ 12g, chút chít 12g, bố chính sâm 10g, hoài sơn 10g, kỷ tử 10g, hoàng tinh 10g, nhục quế 2g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bên cạnh việc sử dụng đúng cách các bài thuốc, để phòng và trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần uống đủ nước (lời khuyên 2 lít nước mỗi ngày); ăn nhiều rau xanh, trái cây; hạn chế sử dụng các chất kích thức như rượu mạnh, cà phê, trà đặc, tỏi ớt… và chất béo. Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền, thầy Nguyễn Hữu Định cho hay, việc tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định, tốt nhất là vào sáng sớm; tránh ngồi lâu, thường xuyên vận động, nên xoa bóp vùng bụng dưới hằng ngày để tăng nhu động ruột.
Tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc, bác sĩ tư vấn chữa bệnh, kết hợp lối sống lành mạnh là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh cũng như phòng ngừa bệnh xuất hiện hay tái phát.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn