Người bệnh sỏi tiết niệu có biểu hiện trong nước tiểu có lúc có sạn, tiểu buốt, tiểu gắt,… khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy nên điều trị bệnh sỏi tiết niệu như thế nào?
- Đặc điểm và công dụng của vị thuốc bạch hoa xà
- Thuốc hay trị đau đầu khi đến ngày “đèn đỏ”
- Tác dụng và bài thuốc chữa bệnh từ bồ kết
Trong y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc phạm vị chứng “Thạch lâm”. Bệnh hình thành do thấp nhiệt, viêm nhiễm, tỳ thận vận hóa kém, ăn nhiều thức ăn mặn cay nóng, uống ít nước,… Người bị sỏi tiết niệu có biểu hiện trong nước tiểu có lúc có sạn, tiểu buốt, tiểu gắt,… nước tiểu vàng đỏ đục, đau, tức vùng bụng dưới hoặc thắt lưng.
Bài thuốc phòng trị sỏi tiết niệu từ rau, củ
Dưới đây là một số loại rau củ quả bổ mát, tác dụng thanh thấp nhiệt, bài thạch, thông tiểu, ngăn ngừa sỏi tái phát, rất tốt cho người sỏi tiết niệu.
Dứa (thơm): ngày dùng 100g hoặc hơn xào hoặc nấu canh chua, hay ép lấy nước uống. Trị sỏi tiết niệu viêm tiết niệu, tiểu buốt, tiểu gắt, ngăn ngừa sỏi tái phát.
Mã đề: ngày dùng 200g hoặc hơn nấu nước uống, hoặc nấu canh ăn… Trị sỏi tiết niệu, ngăn ngừa viêm tiết niệu mạn tính.
Rau om (ngò om): ngày dùng 150g hoặc hơn, xay ép nước uống hoặc nhúng lẩu, ăn canh chua. Trị sỏi tiết niệu, viêm tiết niệu, đau quặn thận, ngăn ngừa sỏi tái phát.
Đu đủ: ngày dùng 150g hoặc hơn trái chín ăn tươi, trái gần chín nấu canh với thịt vịt, thịt gà ăn… Có thể dùng hoa đu đủ đực ngày 50g hoặc hơn hấp chín ăn. Trị sỏi tiết niệu, ngăn ngừa sỏi tái phát.
Đậu bắp: ngày dùng 100g trái tươi hoặc hơn, luộc, nấu canh chua hoặc xào ăn nhiều ngày. Trị sỏi tiết niệu, ngăn ngừa viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu.
Rau dừa nước (du long thái): ngày dùng 150g hoặc hơn nấu canh, ăn lẩu, hoặc sắc nước uống. Trị sỏi tiết niệu tiểu đục, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu buốt gắt, phù thũng.
Khèo nèo (cù néo): ngày dùng 150g hoặc hơn ăn lẩu, nấu canh chua, bóp dấm, xào, sắc nước uống. Trị sỏi tiết niệu viêm tiết niệu, đi tiểu buốt gắt, tiểu ra máu.
Chuối hột: chuối chín thái lát phơi khô, sao vàng mỗi ngày dùng 50g hoặc hơn, sắc hoặc ngâm rượu uống. Trái non thái lát phối hợp rau khác ăn sống. Trị sỏi tiết niệu, ngăn ngừa sỏi tái phát.
Râu ngô: ngày dùng 50g khô (tươi gấp 2-3 lần) sắc nước uống nhiều ngày. Phòng trị sỏi tiết niệu viêm tiết niệu, tiểu đục, tiểu khó, tiểu ra máu.
Thịt vịt nấu bí xanh phòng trị sỏi tiết niệu, người gầy nóng, do thận âm hư, tiểu buốt, dắt.
Rau càng cua: ngày dùng 200g hoặc hơn ăn sống, ăn lẩu, bóp dấm, ăn gỏi… Trị sỏi tiết niệu, tiểu buốt gắt, tiểu vàng đục cuối bãi, sốt.
Cỏ bợ: ngày dùng 100g hoặc hơn, nấu canh cua, ăn lẩu, cá hoặc luộc, nấu nước uống. Trị sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu, đau quặn thận.
Bí đao: ngày dùng 200g hoặc hơn nấu canh thịt vịt hoặc luộc. Phòng trị sỏi tiết niệu, người gầy nóng, do thận âm hư, tiểu buốt gắt.
Chua me (chua me hoa vàng): ngày dùng 100g hoặc hơn, nấu canh chua, ăn lẩu, kho om với cá chép, cá diếc… Trị sỏi tiết niệu viêm tiết niệu, tiểu buốt gắt, tiểu ra máu.
Cải xoong: ngày dùng 200g hoặc hơn nấu canh hoặc xào ăn… Trị sỏi tiết niệu, tiểu bí, do thấp nhiệt, thận âm suy, ngăn ngừa viêm tiết niệu.
Củ cải (la bặc căn): ngày dùng 100g hoặc hơn nấu canh, xào ăn… Trị viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu, ngừa sỏi thận.
Rau sam: ngày dùng 100g hoặc hơn, nấu canh, xào ăn. Trị sỏi tiết niệu viêm tiết niệu, tiểu bí, đau quặn thận.
Khế: ngày dùng 2-3 trái hoặc hơn nấu canh chua, hoặc kho cá, ăn tươi. Trị sỏi tiết niệu, viêm tiết niệu, tiểu buốt gắt, tiểu vàng.
Lá giang: ngày dùng 50g hoặc hơn nấu canh cá hoặc ngao sò hến đều hợp. Phòng trị viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu.
Sương sâm (sâm nam): Tên học là Cycleapesltata. Dùng ngày 100g lá tươi vò lấy nước cốt làm sương sáo, hoặc sắc nước uống. Trị sỏi tiết niệu viêm tiết niệu, ngừa sỏi tái phát.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn