Hạt dẻ trong y học cổ truyền được xem là vị thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi; là loại đường tinh bột hấp thu chậm, ít calo, chất béo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin…
- Thanh nhiệt giải độc từ vị thuốc YHCT Liên kiều
- Bài thuốc Nam trị ho hiệu quả cho trẻ nhỏ vào mùa đông
- Y sĩ y học cổ truyền tư vấn bài thuốc chữa thiếu máu não hiệu quả
Hạt dẻ trong y học hiện đại và y học cổ truyền
Trong y học hiện đại, hạt dẻ chứa rất nhiều vitamin và nhiều loại khoáng chất vi lượng như: magiê, đồng, kẽm, canxi, sắt, phốt pho, mangan, selen, là một nguồn kali tốt cho tim mạch, góp phần hình thành tế bào máu, tăng cường hệ thống miễn dịch và ổn định chức năng thần kinh. Đồng thời trong hạt dẻ còn chứa hàm lượng chất xơ cao giúp giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột.
Theo Bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, hạt dẻ có vị ngọt tính ôn, vào vị, tỳ, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, bổ thận cứng gân, tác dụng trị bệnh bán thân bất toại, đau lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều do thận hư gây ra.
Bài thuốc Đông Y điều trị bệnh từ hạt dẻ
Chữa đau mỏi lưng gối: Hạt dẻ bóc vỏ 50g, cật heo 1 quả. Hạt dẻ và cật heo bổ đôi, cật heo bỏ gân trắng, rửa sạch. Cho hai thứ vào nồi, đổ nước xâm xấp, thêm gia vị vừa đủ, hầm mềm, chia ăn vài lần trong ngày.
Tác dụng chữa thiếu máu, thận hư, mất ngủ, hay quên: Hạt dẻ 50g, chim bồ câu 1 con, nấm hương, hồng táo 3 quả, một chút rượu, gừng, gia vị, nước vừa đủ. Tất cả hầm mềm. Ăn nóng trong ngày.
Trẻ nhỏ còi xương, ăn uống kém: Hạt dẻ nghiền thành bột cho trẻ ăn ngày 2 hạt.
Chữa tiêu hóa kém, gối mỏi, lưng đau, phòng chống ung bướu: Hạt dẻ 100g, rượu 10ml, nấm đầu khỉ 200g, gừng 5 lát, hành, xì dầu, đường, dầu ăn. Hành phi thơm rồi cho hạt dẻ và nấm vào đảo đều với gừng, xì dầu, rượu, thêm nước xâm xấp, đun sôi rồi nhỏ lửa, chín mềm, nêm gia vị, ăn với cơm.
Điều trị khí huyết ứ trệ, kinh lạc không thông làm cho tinh không xuất được: Hạt dẻ 200g, cải bắp 200g, nước luộc gà, đường, rượu, gia vị. Hấp hạt dẻ với nước luộc gà cùng xì dầu cho nhừ. Xào cải bắp chín cho vào thành canh. Cách ngày ăn một lần. Muốn sánh thì cho bột.
Điều trị viêm phế quản, ho lâu ngày, sức khỏe yếu: Hướng dẫn từ Bác sĩ tư vấn: Hạt dẻ bóc vỏ 100g, móng giò heo 2 cái làm sạch. Cho nước, gia vị vừa đủ, hầm cho đến khi mềm ra. Chia ăn làm nhiều lần.
Chữa tiêu chảy mạn tính: Hạt dẻ bỏ vỏ 50g, dạ dày heo 1 cái. Hạt dẻ bổ đôi, dạ dày heo rửa sạch, thái miếng. Đem tất cả cho vào nồi, ổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi hạt dẻ mềm, dạ dày heo chín, sau đó thêm gia vị, chia ăn trong ngày.
Chữa khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực: Hạt dẻ, hạt sen mỗi thứ 50g, hồng táo 6g, cho lượng nước vừa phải, đun chín thêm đường phèn, uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ.
Điều trị ho gà: Hạt dẻ 40g, bí đao 30g, râu ngô 20g, đường phèn, nấu lấy nước pha đường phèn để uống. Lưu ý uống liền 10 -15 ngày.
Tác dụng bổ thận khí: Hạt dẻ 100g, gạo tẻ 100g, đường phèn, nước vừa đủ. Hạt dẻ sau khi rang thơm đem nghiền nhỏ. Gạo nguyên hạt nấu cháo, chín, cho bột hạt dẻ vào, thêm đường phèn, ăn nóng.
Bổ ngũ tạng, cường gân kiện cốt, ích khuyết: Hạt dẻ 100g, trứng gà 100g, ninh hạt dẻ nhừ rồi đập trứng vào, nêm gia vị.
Dưỡng da, chữa mỡ máu cao, ho: Hạt dẻ 300g, chân giò heo 300g (chặt nhỏ), táo đỏ (táo tàu) 60g, xì dầu, ít rượu, gia vị gừng hành… Tất cả cho với nước vừa đủ hầm chín.
Có thể thấy hạt dẻ có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên đối với người bị bệnh dạ dày, tiêu hóa kém thì việc ăn nhiều hạt dẻ có thể sản sinh rất nhiều axit, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày gây trướng bụng đầy hơi. Do đó, bạn nên ăn vừa đủ, đều đặn hàng ngày theo ý kiến tham khảo từ những người có chuyên môn như thầy thuốc, y sĩ y học cổ truyền hay giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền để hạt dẻ phát huy tác dụng khỏe tỳ vị, tăng cường sức khỏe.
Nguồn: Tapchisuckhoe.edu.vn