Thanh nhiệt táo thấp nhờ vị thuốc YHCT mang tên Hoàng liên

Hoàng liên trong y học cổ truyền mang giá trị làm thuốc chữa bệnh thấp nhiệt trong cơ thể, là vị thuốc thuộc dòng thanh nhiệt táo thấp kiêm giải độc, giáng hỏa.

Thanh nhiệt táo thấp nhờ vị thuốc YHCT mang tên Hoàng liên
Thanh nhiệt táo thấp nhờ vị thuốc YHCT mang tên Hoàng liên

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì hoàng liên thường dùng để điều trị các bệnh thấp nhiệt ở trung tiêu như can đởm thấp nhiệt (viêm túi mật, viêm gan), tỳ vị thấp nhiệt (ruột, dạ dày) hay các bệnh thấp nhiệt trong cơ thể nói chung. Trường hợp viêm nhiễm ở thượng tiêu như lở lưỡi, viêm mắt, niêm mạc miệng, dùng hoàng liên chích rượu; các bệnh ở hệ thống tiêu hóa có thể dùng  các vị thuốc bắc thuốc nam như sau: hoàng liên sao cám, hoàng liên chích gừng; trị các bệnh ở thận, bàng quang có thể dùng hoàng liên chích muối ăn; trị các bệnh gan, mật có thể dùng hoàng liên chích giấm.

Công dụng của các vị thuốc hoàng liên 

Hoàng liên (Coptis chinensis  Franch.) họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Bộ phận dùng là thân rễ. Thân rễ hoàng liên chứa alcaloid: palmatin, berberin, coptisin, columbamin, magnoflorin, jatrorrhizin. Hoàng liên có vị đắng, tính hàn. Tác dụng thanh nhiệt táo thấp, giải độc, tả hỏa.

Hoàng liên dùng trị các chứng: tiêu hóa kém, nôn khan, mất ngủ, bạch hầu, thổ huyết, hội chứng lỵ, viêm dạ dầy, trĩ, sốt cao phát cuồng, trị viêm thận cấp tính, miệng loét, máu cam. Liều dùng 3-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Ngoài ra hoàng liên còn dùng trị miệng lưỡi lở, miệng lưỡi lở dưới dạng nước rửa, nước ngậm.

Hoàng liên có nhiều công dụng chữa bệnh trong y học
Hoàng liên có nhiều công dụng chữa bệnh trong y học

Hoàng liên gai còn gọi là Hoàng mù, Hoàng  mộc  (Berberis wallichiana DC.) họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Trong YHCT, hoàng liên gai dùng bộ phận làm thuốc là rễ và thân. Rễ có vị đắng, tính hàn, thường được dùng để trị các bệnh:

  • Trị đau đầu hoa mắt của bệnh tăng huyết áp, viêm niêm mạc miệng, lưỡi, đau nhức răng, lợi: Dùng rễ sắc đặc hoặc ngâm vào rượu 30 độ, ngậm ngày nhiều lần.
  • Trị rối loạn tiêu hóa như lỵ, ỉa chảy, ăn uống kém tiêu; đau mắt: Ngày dùng 4-6g rễ khô, thái mỏng, sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột mịn, uống trước các bữa ăn khoảng 1 giờ.

Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta W. T. Wang) họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Đây là vị thuốc có thành phần hóa học, cách chế biến, tác dụng sinh học và công dụng trong y học tương tự như vị hoàng liên.

Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.) họ Hoàng liên gai (Berberaridaceae).  Bộ phận được các thầy thuốc y học cổ truyền sử dụng làm thuốc là rễ, thân và lá. Hoàng liên ô rô có thành phần hóa học chủ yếu là umbellatin, berberin, nephrotin. Thuốc có vị đắng, tính lương. Tác dụng can thận nhiệt, thanh phế nhiệt.

Hoàng liên  ô rô trị các chứng:

  • Trị viêm gan, mắt đau, vàng da, sưng đỏ, ỉa chảy, viêm ruột: 10-12g rễ hoặc thân, sắc uống, ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn.
  • Ho ra máu, khạc ra máu, sốt kéo dài, đau lưng, chóng mặt ù tai, mất ngủ: dùng 8-12g lá và quả khô, tất cả đem sắc uống.

Hoàng liên gai nhím (Berberis  juliana Schneid.) họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, thân có lá. Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền, bác sĩ tư vấn Nguyễn Hữu Định cho hay, hoàng liên gai nhím có vị đắng, tính hàn, tác dụng lợi tiểu tiện, thanh nhiệt giải độc.

Hình ảnh Hoàng liên gai nhím
Hình ảnh Hoàng liên gai nhím

Vị thuốc được dùng rễ để trị các chứng: Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, kiết lỵ hoặc đau mắt đỏ, ỉa chảy, quai bị, răng lợi sưng đau, mụn nhọt, mẩn ngứa: sắc uống ngày 3 lần, trước bữa ăn 1 giờ. Ngày 8-12g đối với rễ và 40-80g đối với thân có lá.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước sắc để rửa các vết thương, mụn nhọt.

Hoàng liên ô rô lá dày: Vị thuốc có vị đắng tính hàn; tác dụng thanh nhiệt, giải  độc, tiêu thũng. Đem sắc rễ và thân với liều 8-12g, có tác dụng trị rối lo ỉa chảy ạn tiêu hóa: lỵ; đau mắt, mụn nhọt, ngứa.

Do hoàng liên có nhiều loại nên trước khi dùng bạn cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc y học cổ truyền uy tín trong nghề. Bên cạnh đó áp dụng chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp và không quên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý những bất thường trong cơ thể sớm nhất.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn