Trong y học cổ truyền, hoàng kỳ là vị thuốc quý với nhiều công dụng phòng và chữa bệnh như bổ khí thăng dương, ích khí sinh huyết, giải độc trừ mủ, cố biểu liễm hãn.
- Thanh nhiệt táo thấp nhờ vị thuốc YHCT mang tên Hoàng liên
- Y học cổ truyền sử dụng rễ đinh lăng làm thuốc như thế nào?
- Hạt dẻ là vị thuốc quý trong y học cổ truyền chữa nhiều bệnh
Đôi nét về vị thuốc quý hoàng kỳ
Hoàng kỳ là rễ phơi hay sấy khô của một số cây hoàng kỳ (Astragalus membrananceus Bge.) hay (Astragalus mongholicus Bge.) thuộc họ đậu (Fabaceae). Đối với hoàng kỳ nam, đây là rễ của cây vú bò (Ficus heterrophyllus L.) thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Từ xa xưa, người dân đã biết dùng hoàng kỳ nam để làm vị thuốc bổ dụng cho người khí hư, tắc tia sữa, hư lao, bạch đới và chữa phong thấp.
Hoảng kỳ là vị thuốc đông y có vị ngọt, tính ôn; vào kinh tỳ và phế. Tác dụng giải độc, bổ khí, cố biểu, sinh cơ và lợi niệu. Hoảng kỳ được các thầy thuốc YHCT dùng trong các bài thuốc trị khí hư, huyết hư. Trị lao quyện nội thương, lỏng lỵ, tiêu chảy; sa trực tràng, sa tử cung, sa dạ dày, băng lậu, bạch đới, khí hư.
Bác sĩ Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, hoàng kỳ có 2 dạng chế biến gồm: Loại sao với mật tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương cử hãn. Loại sống tác dụng ích khí, chỉ hãn, cố biểu, lợi thuỷ, bài nùng sinh cơ, tiêu thũng; dùng cho các trường hợp tự hãn, tê bại, đạo hãn, sang thương, phù nề. Ngày dùng 8 – 12g, có thể đến 63 – 100g.
Hoàng kỳ làm thuốc trong Đông y
Hoàng kỳ được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Bổ khí thăng dương:
Bài 1: Hoàng kỳ 9g, nhân sâm 5g, chích thảo 5g, thương truật 5g, sài hồ 3g, thăng ma 3g, hoàng bá 2g, quất bì 2g. Tất cả đem sắc uống, mang lại tác dụng ích khí thăng dương, điều trung tả hỏa. Bài thuốc dùng trong các trường hợp chữa nguyên khí bất túc, thân thể nặng nề hoặc đại tiện sống, không muốn ăn uống, tứ chi mỏi, đầu, mắt nóng, hoa mắt mờ mắt, tai ù đầu nhức; mạch trầm huyền, vô lực.
Bài 1: Hoàng kỳ, đảng sâm, bạch truật, đương quy, mỗi vị 12g; trần bì 6g, sài hồ 6g, cam thảo 4g, thăng ma 4g. Tất cả đem sắc uống, tác dụng trị khí hư dẫn đến mất sức, nhức đầu, ăn ít, ngại nói năng, băng lậu, sa dạ con, lòi dom,…
Ích khí sinh huyết:
Bài thuốc: Hoàng kỳ 63g, đương quy 8g. Đem sắc, sau khi sắc xong, thêm ít nước tiểu trẻ em khoẻ mạnh vào và uống. Bài thuốc dùng trong các trường hợp suy nhược sau khi mất máu nhiều, người huyết hư phát sốt.
Cố biểu liễm hãn:
Bài 1: Hoàng kỳ kiện trung thang: Hoàng kỳ 8g, đại táo 8g, thược dược 6g, sinh khương 6g, cam thảo 3g, quế chi 3g. Sắc uống. Chữa cơ thể suy nhược, ra nhiều mồ hôi.
Bài 2: Ngọc bình phong tán: Hoàng kỳ 24g, phòng phong 8g, bạch truật 8g. Đem tán bột uống. Trị ra mồ hôi do cơ thể suy nhược, ngoài biểu hư nhược không chắc chắn.
Giải độc trừ mủ:
Bài 1: Hoàng kỳ 360g, cam thảo 63g. Tất cả đem tán bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước, có tác dụng trị đái tháo đường, phát mụn nhọt ngoài da.
Bài 2: Thang Tứ sảo: Hoàng kỳ 20g, kim ngân hoa 20g, đương quy 16g, cam thảo 6g. Tất cả đem sắc uống. Trị cơ thể suy nhược, ung nhọt lâu lành.
Lợi niệu tiêu thũng:
Bài 1: Hoàng kỳ 20 – 63g. Tất cả đem sắc uống. Trị viêm thận mạn tính, phù nề, nước tiểu có albumin.
Bài 2: Hoàng kỳ, phòng kỷ, sinh khương, mỗi vị 12g; bạch truật 8g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả. Sắc uống. Bài thuốc có tác dụng trị viêm thận mạn tính, phù nề, ra mồ hôi, sợ gió.
Đây là 2 bài thuốc thường được các bác sĩ tư vấn chữa bệnh kê đơn trong các trường hợp tâm thận dương hư, tim đập hồi hộp, thở ngắn, chứng chân tay và mặt bị phù nề, tiểu tiện ít.
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không dùng hoàng kỳ trong các trường hợp nhiệt chứng thực chứng và âm hư hoả vượng. Để an toàn trong vấn đề sử dụng vị thuốc hoàng kỳ, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, thầy thuốc để sử dụng chúng đúng cách nhất.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn