Trầu không còn gọi là trầu cay, trầu lương (Piper betle L.), họ hồ tiêu (Piperaceae). Lá trầu là vị thuốc hay trong Đông y, có nhiều công dụng trong phòng và điều trị bệnh.
- Khám phá những vị thuốc có trong chiếc bánh chưng ngày Tết
- Tìm hiểu vị thuốc thiên trúc hoàng trị bệnh trong YHCT
- Một số bài thuốc thuốc nam trị cảm sốt, lở ngứa từ cây kinh giới
Lá trầu không theo góc nhìn của y học hiện đại
Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu như eugenol, chavibetol, piperol, anethol, terpenyl acetat, piperbetol,…; nhiều vitamin nhóm B, caroten, acid ascorbic; các acid amin: lysin, histidin, asparagin, prolin,…; đường khử, carbohydrat, chất béo; Ca, P…
Các bác sĩ tư vấn trên các Tin tức Y tế có hay, trầu không có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, ức chế tăng quá mức nhu động ruột, chống co thắt cơ trơn ở động vật có vú. Tác dụng sinh học của trầu không cũng rất phong phú như: ức chế nhiều chủng vi khuẩn như Staphylococcus albus, Staphylococcus flavus (tụ cầu vàng), liên cầu tan máu, phế cầu, phẩy khuẩn tả hoặc các trực khuẩn Bacillus subtilis, B. Anthracis; Trực khuẩn lỵ Sh. Shiga, shigella flexneri; trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi và một số vi khuẩn khác như Sarcina lutea, Proteus vulgaris. Bên cạnh đó lá trầu không còn có khả năng ức chế một số chủng nấm: Aspergillus niger, A. Oryzae, Candida albicans, A. flavus,… Cao cồn lá trầu làm giảm trọng lượng tử cung chuột cống, đồng thời ức chế sự thụ thai.
Theo thông tin được Bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm mạnh; vào các kinh phế, tỳ, vị. Tác dụng trừ hàn, tiêu đàm, sát khuẩn, trừ phong thấp, hạ khí, tiêu viêm. Trị cảm mạo, nhức mỏi, vết thương nhiễm khuẩn, có mủ, đau bụng, đầy hơi, khó thở, hen suyễn, nhiều đờm, hắc lào, mày đay, nhiều đờm, mụn nhọt, bỏng, viêm răng lợi, viêm họng…
Tác dụng trị bệnh từ lá trầu không
Công dụng trị trẻ nhỏ bị trớ, nấc: Lấy phần chóp của lá trầu hoặc cuống lá (khoảng 1cm) đặt xuôi vào huyệt ấn đường. Đồng thời cũng lấy lá trầu hơ nóng nhẹ rồi xoa từ ức xuống bụng; đến bụng lại xoa nhẹ quanh rốn.
Trị say nắng: Lá trầu không rửa sạch giã nát, cho vào gạc sạch, chà xát vùng gáy, vào các huyệt: phong trì (hai hõm sau gáy), phong phủ (hõm dưới xương chẩm). Mặt khác, xát mạnh giữa sống lưng từ trên xuống và hai bên thăn lưng từ trong ra ngoài, các lòng bàn tay, chân. Cuối cùng, cho người bệnh uống nước ép dưa hấu hoặc nước rau má tươi.
Điều trị trẻ nhỏ đau bụng do lạnh: Lá trầu không tươi hơ nóng nhẹ rồi xoa nhẹ quanh rốn nhiều lần. Lưu ý, trước khi xoa lên bụng trẻ cần thử mắc độ nóng để tránh trẻ bị bỏng.
Trị viêm họng, hôi miệng: Lấy khoảng 40g lá trầu tươi cho vào nồi, đổ 400ml nước, đun sôi 15 phút, hàng ngày súc họng nhiều lần.
Trị viêm lợi, viêm chân răng: Lá trầu không tươi sắc như bài thuốc đông y trên. Hàng ngày ngậm, súc miệng, nhổ nhiều lần. Ngoài ra bạn cũng có thể nấu thành cao đặc rồi bôi vào răng lợi vài lần trong ngày.
Trị vết thương hở hoặc mụn nhọt vỡ loét: Lá trầu không tươi sắc như trên. Gạn lấy nước, để còn hơi ấm, rửa vết thương nhiều lần, thấm khô rồi bôi thuốc. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm 6g phèn phi sau khi sắc nước lá trầu, đánh tan rồi rửa vết thương, thấm khô, bôi thuốc. Hoặc thêm 40g lá bạc hà cùng nấu để rửa.
Trị cảm mạo: Cách làm tương tự như đối với trị say nắng. Tuy nhiên có thể không cần dùng nước ép dưa hấu hoặc nước rau má tươi.
Trị mụn nhọt: Lá trầu không, lá thồm lồm (còn gọi đuôi tôm (Polygonum chinense L.), hoa dâm bụt đồng lượng, nhiều ít tùy theo số lượng và kích cỡ mụn. Tất cả rửa sạch giã nát rồi đắp, bó vào nơi bị bệnh.
Chữa bong gân sai khớp, giảm đau nhức: Lá trầu tươi, lá cúc tần tươi, lá xạ can (rẻ quạt) tươi, mỗi thứ 16g, nghệ già 24g. Các lá cắt nhỏ, nghệ thái lát. Tất cả đem giã nát, thêm 20ml giấm ăn, trộn đều rồi đắp, bó vào chỗ bị bệnh. Ngày thay 1 lần.
Lá trầu không không chỉ dễ tìm mà các bài thuốc điều trị từ lá trầu không cũng đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Đây là một trong những cẩm nang sức khỏe hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua!
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn