Cây cối xay là vị thuốc nam được dùng trong rất nhiều bài thuốc dân gian với hiệu quả điều trị cao trong khi chi phí tương đối thấp.
- Những công dụng bất ngờ của kỷ tử
- Những công dụng bất ngờ của thảo quyết minh trong y học
- Khám phá những tác dụng chữa bệnh từ nghệ vàng
Đặc điểm nhận diện cây cối xay
Được gọi là cây cối xay vì nhìn bên ngoài quả có hình dáng như cái cối xay, ngoài ra còn được gọi bằng rất nhiều tên khác như: cây kim hoa thảo, cây nhĩ hương thảo, hay ma mãnh thảo…
Cây có đặc điểm nhận diện là hoa màu vàng, năm cánh to, lá hình tim, mềm, mọc so le, viền lá có răng cưa, bề rộng khoảng 10cm, trên mỗi lá có khoảng 3 hạt màu đen nhạt hình quả thận và toàn thân bao phủ bởi một lớp long mềm..
Cây mọc rất nhiều ở ven đường, ven các sườn đồi, thấy nhiều ở tỉnh Hòa Bình. Một số nước ở khu vực châu Á cũng có cây cối xay như Indonexia, Malayxia, Ấn Độ…
Thành phần hóa học trong từng bộ phận của cây cối xay
Dược sĩ tư vấn tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam cho hay, thân cây chứa các thành phần tinh dầu như alemen, borneol, geraniol,…
Trong hạt chứa nhiều glycerid của các acid oleic, stearic, linoleic… và khoảng 1.6% raffinose
Lá cây có nhiều chất nhày và asparagin.
Thành phần chủ yếu trong rễ cây cối xay là các chất béo, b- sitosterol,…
Hướng dẫn sử dụng cây cối xay điều trị 5 bệnh thường gặp
Theo Bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết cây cối xay có tính bình hòa, vị ngọt nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, lợi tiểu…nên được dùng để chữa các bệnh:
Cây cối xay chữa chứng vàng da trong các bệnh viêm gan
Cây cối xay và nhân trần mỗi loại 30g, sắc nước uống như trà dùng trong ngày trong 1 tháng sẽ cải thiện chứng vàng da.
Hướng dẫn sử dụng điều trị các bệnh cơ xương khớp
5g lá cối xay khô + 3g rễ gấc + 3g lá lốt + 5g rễ cây xấu hổ + 3g rễ cỏ xước, sắc nước uống hàng ngày thay trà. Dùng đều sau một tháng triệu chứng đau nhức do viêm xương khớp gây ra sẽ được cải thiện.
Tác dụng chữa bệnh sỏi thận từ vị thuốc cối xay
Cây cối xay có tác dụng lợi tiểu nên được dùng chữa sỏi thận.Tuy nhiên chỉ nên dùng trong trường hợp sỏi thận kích thước nhỏ, chưa có các biến chứng như tiểu máu, viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu …
Cách sử dụng cây cối xay chữa sỏi thận rất đơn giản, mỗi ngày dùng khoảng 40g cây cối xay đun với 1.5 lít nước , chắt lấy nước uống hàng ngày.Cần lưu ý không uống quá 2 lít mỗi ngày và kiên trì dùng trong 2 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng cây cối xay chữa trĩ
Cây cối xay khô 200g, cho 4 bát nước loại bát con ăn cơm, sắc cho đến khi còn khoảng 1 bát, lấy phần nước thuốc uống hết sau ăn, ngày uống 1 lần. Phần bã thuốc cho thêm nước vào đun lên để ngâm hậu môn. Lúc nước ngâm còn nóng dùng để xông hậu môn tới lúc ấm thì ngâm độ 10 phút rồi vệ sinh và lâu khô hậu môn. Thực hiện ngâm và xông hậu môn 3-4lần/ngày.
Hướng dẫn sử dụng cây cối xay chữa phù thũng
Cho 300ml nước vào đun cùng 8g lá cối xay và 12g rễ thóc lép, đun sôi trong 30 phút thì chắt lấy nước chia ngày uống 3 lần.
Theo thầy thuốc đông y, ngoài ra có thể dùng cây cối xay để điều trị chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ít, nước tiểu sậm màu trong viêm đường tiết niệu theo bài thuốc sau:
30g cây cối xay + 12g rau má + 8g cỏ mần trầu + 20g rễ cây tranh + 12g râu ngô + 20g bông mã đề, cho 1 lít nước vào đun cùng, cho đến khi còn khoảng 350ml đem chia làm 2 lần uống trong ngày và uống trước ăn. Dùng đều đặn trong vòng 10 ngày triệu chứng bệnh sẽ hết.
Người mắc bệnh gì không được dùng cây cối xay?
Do có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu nên những người có tình trạng sức khỏe sau không nên dùng cây cối xay:
- Người bệnh thận hư tiểu nhiều, nước tiểu trong, dài.
- Người đang trong giai đoạn cấp bệnh tiêu hóa có triệu chứng đại tiện phân lỏng nát, tiêu chảy…
- Đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Mặc dù cây cối xay có thể chữa được nhiều bệnh và có nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên để tránh các tác dụng phụ không mong muốn trước khi sử dụng cây cối xay chữa bệnh bạn vẫn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ, nhân viên y tế.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn