Cây dầu giun có tên khoa học là Chenopodium ambrosioides L, thuộc họ Chenopodiaceae. Trong dân gian còn được biết đến tên gọi khác như: cây rau muối, cây thổ kinh giới, thanh hao đại…. vv.
- Mối liên hệ giữa bệnh Đái tháo đường và bệnh thận
- Nước hoa hồng món quà cho sức khỏe và sắc đẹp
- Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh tiểu vặt khi mang thai
Vì sao cần cẩn thận với tinh dầu trị giun từ cây dầu giun?
Trong thành phần của cây có chứa tinh dầu giúp trị bệnh giun sán. Dưới đây là kiến thức cơ bản mà bạn cần biết về cây dầu giun.
Đặc điểm thực vật của cây
Cây dầu giun là một loại thực vật thân cỏ, sống hằng năm, cây có thân cao khoảng 1-1,5m ở môi trường đất màu mỡ cây có thể cao hơn và sống lâu hơn tới 2-3 năm. Lá mọc cách, lá thuôn dài, có cuống lá. Màu lá hơi nhạt, phiến lá có răng cưa xung quanh nhưng thưa và không rõ. Mặt lá có lông ở mặt dưới.
Hoa mọc thành xim một ngả, cụm hoa mọc từ các kẽ lá. Trên cụm hoa có cả hoa đục, hoa cái, và hoa lưỡng tính. Lá dài và tràng hoa giống nhau tạo thành bao hoa dạng hình bầu dục, bộ nhị có 5 chỉ nhị, bầu trên có hình bầu dục. Quả dạng bế hình cầu, có màu, nâu nhạt hoặc màu lục nhạt. Đường kính không lớn, chỉ khoảng 1,5mm, trong có một hạt nhỏ màu đen và bóng. Loài này có mùi hăng rất đặc trưng ở vỏ quả, lá, thân và hoa. Toàn cây và hạt có chứa cất tinh dầu có thể chiết xuất để làm thuốc chữa các loại giun.
Cây phân bố ở đâu?
Dầu giun thích hợp với khu vực khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam thường mọc ở khu vực Bắc và Trung Bộ, đặc biệt và các vùng có đất phù sa màu mỡ như: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,…
Bộ phận dùng làm thuốc
Vào mùa hè cây sẽ được thu hái, thường là vào tháng 5 và tháng 6. Tiến hành thu hoạch thường là trước khi quả chín, có thể thu lấy hạt hoặc toàn cây. Sau khi thu hái tiến hành trưng cất lấy tinh dầu ngay để tránh tinh dầu bị bay hơi, hoặc để lâu câu có thể bị thối.
Thành phần hóa học có trong tinh dầu cây dầu giun
Trong hạt và toàn cây có chứ tinh dầu giun, loại tinh dầu này lỏng hơn so với các loại khác, có mùi hăng đặc trưng. Thành phần chủ yếu của loại dầu này là atcaridol với tỉ lệ lớn khoảng 65%, tỉ lệ này trong hoa và hạt cong cao hơn nữa. Ngoài atcaridol ra, thành phần của tinh dầu còn có ximen, glycol, cacbua, đimetyl, etylen, axit butylic và oxyt.
Thành phần hóa học có trong tinh dầu cây dầu giun
Tác dụng của tinh dầu cây dầu giun
Tinh dầu của cây dầu giun có chứa một hàm lượng các chất gây độc cho các loại giun. Loại độc tố này cũng có ảnh hưởng tới người dùng như: hạ huyết áp, rối loạn nhịp thở. Nếu uống quá nhiều có thể bị buồn nôn, chóng mặt, lạnh chân tay….Trong trường hợp nặng có thể dẫn tới tê liệt trung khu hô hấp ở thân não, dẫn tới tử vong. Tinh dầu giun có thể gây độc cho giun đũa, giun mò nhưng sẽ không có tác dụng đối với sán và giun kim. Có thể dùng loại tinh dầu nàu với lượng vừa đủ để tiêu diệt giun. Nhưng không dùng trong một số trường hợp như: trẻ em quá nhỏ, người già, phụ nữ có thai
Liều dùng hợp lí
Bác sĩ tư vấn tránh bị độc do tinh dầu cây dầu giun gây ra cần dùng một cách hợp lí.
– Liều dùng cho người lớn: dùng 30 đến 50 giọt chia hành 3 lần/ngày. Khi uống cần kết hợp tinh dầu với thuốc tẩy muối magie sunfat.
– Liều dùng với trẻ em: tùy vào tuổi của trẻ đẻ cho uống, trung bình sẽ uống 10-20 giọt/ngày.
Đây là một loại tinh dầu có độc nên nếu như muốn sử dụng nó hãy cẩn thận với trẻ nhỏ, người mang thai, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại tinh dầu này để biết thêm thông tin.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn