Bạch đồng nữ có vị đắng, nhạt, tính mát, có tác dụng khu phong trừ thấp, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, lương huyết…Vậy tác dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ là gì?
- Những công dụng bất ngờ của kỷ tử
- Những công dụng bất ngờ của thảo quyết minh trong y học
- Khám phá những tác dụng chữa bệnh từ nghệ vàng
Bạch đồng nữ và những tác dụng ít người biết
Dưới đây là đặc điểm và tác dụng bạch đồng nữ đối với con người trong cuộc sống hằng ngày mà có thể bạn chưa biết.
Đặc điểm nhận dạng cây Bạch đồng nữ
Bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Bạc đồng nữ hay còn được gọi là bần trắng, mấn trắng , mò trằng, có tên khoa học là Clerodendron Fragrans Vent, thuộc họ cỏ roi ngựa. Cây nhỏ cao chừng 1-1,5m, lá rộng hình chứng, dài từ 10-20cm, rộng 8-18cm, đầu nhọn, phía cuống hình trái tim hay hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô, mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới có màu nhạt hơn, gần như bóng, trên những đường gân có lông mềm. Hoa màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm,mọc thành hình mâm xôi gồm nhiều tán, toàn cụm hoa thường có đường kính từ 10cm. Đài hoa hình phễu, phía trên xẻ 5 thùy hình 3 cạnh tròn. Quả hạnh gần hình cầu, còn đài tồn tại ở bao ngoài
Phân bố, thu hái và chế biến bạch đồng nữ
Cây Bạch đồng nữ mọc hoang ở khắp nơi ở nước ta, thường nở hoa vào tháng 7-8, quả chín vào tháng 9-10. Lá Bạch đồng nữ được thu hái quanh năm làm thuốc, tuy nhiên cho chất lượng tốt nhất vào lúc cây sắp ra hoa. Lá sau khi hái về đem phơi khô. Rễ cây đào về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thì đem thái mỏng, sắc lấy nước uống.
Thành phần hóa học có trong Bạch đồng nữ
Qua các tài liệu nghiên cứu về các loại thuốc Bắc Nam cho thấy rằng trong nước sắc lá cây Bạch đồng nữ có nhiều muối Canxi, ngoài ra còn có Alcaloit như Orixin C18H23O6N, orixidin C15H13O4N, iso-orixin, Kokusagin C13H9N4O và tinh dầu.
Thành phần hóa học có trong Bạch đồng nữ
Tác dụng dược lý của Bạch đồng nữ
Từ năm 1968 phòng Đông Y thực nghiệm Viện đông y nghiên cứu thấy Bạch đồng nữ có tác dụng hạ huyết áp do giãn mạch ngoại vi, ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu, ngăn chặn được phản ứng viêm do Phenol gây ra. Qua thử nghiệm trên động vật cho thất bạch đồng nữ có tác dụng làm hạ huyết áp một cách rõ dệt, ngoài ra tác dụng giảm đau cũng được ghi nhận
Công dụng và liều dùng
Trong dân gian, lá bạch đồng nữ dược người ta thu hái tươi về, vò nát hay giã nát lấy nước hoặc sắc lấy nước dùng tắm ghẻ, mụn nhọn hay lở chốc. Ngoài ra người ta còn dùng Bạch đồng nữ sắc uống chữa khí hư, bạch đới với liều từ 15-20g lá khô, thêm nước đun sôi trong nửa giờ lấy ra uống. Trong một số bài thuốc dân gian có thể kết hợp với ích mẫu, hương phụ và ngải cứu
Ngoài những công dụng kể trên, người ta còn dùng rễ cây bạch đồng nữ và xích đồng nam chữa bệnh vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiêu có sắc tố mật. Có thể dùng dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên hoàn. Dùng 10 g rễ cây Bạch đồng nữ , thêm 400ml nước, sắc còn khoảng 200ml nước, chia làm 2 lần uống tỏng ngày. Có thể dùng cả rễ cây thái nhỏ 600g, sắc với 5 lít nước và cô đặc còn 90g , thêm các loại tá dược vừa đủ làm thành 120 viên , mỗi viên nặng khoảng 1g, ngày uống 8 viên, chia 2 lần ( tham khảo thêm y học thực hành 2- 1962).
Công dụng và liều dùng
Người bị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt có thể dùng 80g Bạch đồng nữ, dây gắm 120g cùng một số vị khác như đơn tướng quân, đơn mặt trời, cà gai leo, cây tầm xuân mỗi vị 8g, sắc lấy nước uống
Chữa rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh lấy lá bạch đồng nữ, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu mỗi vị 10-12g khô sắc uống trước ngày kinh nguyệt dự kiến 7-10 ngày.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn