Mùa hè nắng nóng, các bệnh đường tiêu hóa gia tăng đặc biệt là bệnh tiêu chảy, ngoài việc sử dụng thuốc tân dược bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc Đông Y điều trị tiêu chảy ngày nắng nóng.
- Tìm hiểu tác dụng của thuốc làm từ Ginkgo biloba
- Mẹo trị ho tại nhà cực “nhạy” ngay tại nhà
- Bài thuốc Đông Y từ cây cỏ mực an toàn và hiệu quả
Bài thuốc Đông Y điều trị tiêu chảy ngày nắng nóng
Tiêu chảy ngày nắng nóng nguy hiểm như thế nào?
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, nhiệt độ nắng nóng ngày hè tạo điều kiện thuận lợi cho cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển, khiến thực phẩm dễ hư hỏng và gây ra các bệnh đường tiêu hóa, nhất là bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết nóng nực, thức ăn dễ bị hư hỏng, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở và xâm nhập cơ thể gây bệnh. Đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ, bởi, đây là những đối tượng có sức chống chịu và khả năng thích nghi kém. Hơn nữa, tình trạng tiêu chảy thường xảy ra ở những bữa ăn tập thể, những hội nhóm đi du lịch.
Với những trường hợp bị tiêu chảy với khối lượng ít, không có dấu hiệu mất nước và các dấu hiệu nguy hiểm có thể chăm sóc, theo dõi tại nhà, cho uống dung dịch Oresol và bảo đảm chế độ dinh dưỡng đủ chất.
Còn với những trường hợp bị tiêu chảy có dấu hiệu mất nước hoặc có bất kỳ một trong các dấu hiệu nguy hiểm như: Tiêu chảy phân toàn nước với khối lượng nhiều, kéo dài trên 4 ngày, bị sốt cao trên 39 độ C; phân có máu, chất nhầy hoặc có màu đen; đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều… người nhà cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Đặc biệt cần lưu ý đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng bị tiêu chảy phải đưa đến ngay cơ sở y tế như là một điều bắt buộc để chủ động phòng tránh những nguy cơ trầm trọng xảy ra.
Nhiệt độ nắng nóng ngày hè tạo điều kiện thuận lợi cho cho các loại vi khuẩn phát triển
Bài thuốc Đông Y điều trị tiêu chảy ngày nắng nóng
Để điều trị tiêu chảy ngày nắng nóng ngoài việc sử dụng thuốc tân dược bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc Nam dưới đây:
Bài 1: củ sắn dây 50g, mã đề thảo 20g, cam thảo dây 12g. Các vị sắc với 400ml nước, cô lại còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Trẻ em chia uống 3 – 4 lần trong ngày.
Bài 2 – Cát căn cầm liên thang gia vị: củ sắn dây 12g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 10g, cam thảo 8g, kim ngân 10g, mộc thông 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.
Bài 3: sắn dây 12g, kim ngân hoa 12g, mã đề 10g, rau má sao 12g, cam thảo dây 10g, hậu phác 12g, hoàng liên 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.
Bài 4: hương nhu 20g, bông mã đề 28g, cúc tần 28g, hoắc hương 20g, mộc thông 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Chữa người nóng, khát nước, đại tiện lỏng, tiểu tiện vàng, ít.
Bài 5: rau má 200g, lá mơ 200g, búp ổi 50g, mã đề thảo 60g, sắn dây 50g, bạch biển đậu 40g. Rau má, mã đề, lá mơ dùng tươi, giã nhỏ ép lấy nước; cho thêm nước vắt lại lần hai; hòa chung hai nước rồi sấy khô, lấy bột. Sắn dây, bạch biển đậu sao vàng, tán mịn. Búp ổi sao qua, sấy giòn, tán mịn. Trộn tất cả thành bột kép. Bảo quản trong lọ kín. Người lớn uống 1 – 2 thìa cà phê/lần. Trẻ em 0,5 – 1 thìa/lần; uống với nước đun sôi để nguội.
Bài 6: búp lá tre tẩm nước gừng 40g, hoắc hương 12g, biển đậu 12g, hậu phác 8g, hương nhu 8g. Sắc lấy nước để uống. Nếu khát nước nhiều thì thêm cám gạo nếp sao cháy đen, thêm 3 lát gừng. Uống thay nước trong ngày.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn