Bài thuốc trị bệnh thủy đậu phổ biến trong y học cổ truyền

Thủy đậu trong y học cổ truyền được xem là một loại bệnh ôn dịch, thường phát thành bệnh vào mùa đông và có khả năng lây nhiễm từ người sang người rất cao.

Bài thuốc trị bệnh thủy đậu phổ biến trong y học cổ truyền
Bài thuốc trị bệnh thủy đậu phổ biến trong y học cổ truyền

Đôi nét về bệnh thủy đậu

Trong y học hiện đại, bệnh thủy đậu hay trái rạ là bệnh nhiễm khuẩn nhẹ do siêu vi Herpasvirus (tên khoa học là Varicella-Zoster) gây ra. Người bệnh sau khi bị nhiễm bệnh có biểu hiện ốt nóng nhẹ, sau đó trong vòng 24 giờ xuất hiện ban ngứa, có mụn màu đỏ sẫm. Các mụn lan nhanh chóng từ thân mình đến mặt, da đầu và tứ chi thân thể. Theo các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tùy theo sức đề kháng của mỗi người mà mức nhiễm khuẩn nhiều hay ít. Các mụn đầu thưa thớt hay dày đặc như gai mít.

Thông thường cứ 2 – 3 ngày sẽ có một đợt mụn mới cương lên, kèm theo sốt nhẹ và đau mình. Từ khi xuất hiện mụn đậu đầu tiên đến khi mụn bay hết khoảng 14 – 16 ngày và thường không để lại sẹo. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 3 – 12 tuổi nhưng hiện nay các đối tượng lớn hơn cũng có thể gặp phải.

Nếu không chăm sóc vệ sinh thân thể tốt cũng như chủ quan trong việc phòng chữa thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng huyết, biến chứng viêm não, màng não làm đau đầu, sốt cao co giật, cứng cổ gáy, ói, v.v…

Bên cạnh việc điều trị theo phương pháp y học hiện đại, y học cổ truyền với những bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả đối với bệnh thủy đậu cũng được nhiều người sử dụng. Phác đồ điều trị bao gồm: thuốc đặc trị; chăm sóc vệ sinh thân thể và phòng bệnh lây lan.

Vị thuốc kim ngân hoa trong y học cổ truyền
Vị thuốc kim ngân hoa trong y học cổ truyền

Thuốc đặc trị bệnh thủy đậu

Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc: Tam hoàng ngân kiều kinh phòng giải độc thang: kim ngân hoa 20g; liên kiều 16g; bạch linh 16g; đảng sâm 16g; hoàng cầm 12g; hoàng bá 12g; kinh giới 12g; phòng phong 12g; sài hồ 10g; độc hoạt 8g; hoàng liên 8g; khương hoạt 8g; tiền hồ 8g; chỉ xác 8g; cát cánh 8g; cam thảo 8g; xuyên khung 8g; bạch chỉ 8g; bạc hà 6g; gừng tươi 3 lát; đại táo 3 quả.

Cách dùng: Tất cả các vị thuốc đem sắc uống mỗi ngày 1 thang. Lưu ý sắc 2 nước: nước nhất cho 5 chén nước sạch sắc còn 1 chén, uống bất kỳ, nước thứ hai cho 5 chén nước sắc còn chén lưng, uống sau nước thứ nhất 4 giờ. Liệu trình: uống đủ 6 thang để tiệt nọc và không còn biến chứng về sau.

Bài thuốc đông y này có tác dụng trong việc làm hết ngứa giảm đau, diệt siêu vi khuẩn thủy đậu hiệu quả, giải độc, làm xẹp mụn, cải thiện sức đề kháng và phục hồi sức khỏe. Bài thuốc thường được sử dụng ở giai đoạn khởi phát, toàn phát và biến chứng, đặc biệt là biến chứng chứng thủy đậu nhiều năm sau như bệnh Zona thần kinh (dời leo)…

Chăm sóc vệ sinh thân thể đúng cách

Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại giường. Lưu ý: không được gãi ngứa để giữ cho da không được trầy xước và và mụn thủy đậu không bị vỡ, trường hợp vỡ cần chấm ngay tinh dầu mù u ngay chỗ bị vỡ, bị trầy xước để chống nhiễm trùng. Người bệnh có thể lau mình hoặc tắm bằng nước thuốc cây kinh giới thủy đậu đã bay.

Tắm bằng nước thuốc cây kinh giới thủy đậu đã bay
Tắm bằng nước thuốc cây kinh giới thủy đậu đã bay

Hướng dẫn cách phòng bệnh thủy đậu lây lan

Do đặc tính thủy đậu có thể lây lan qua đường không khí nên người bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người. Không nên tiếp xúc nơi đông người cho đến khi mụn thủy đậu bay hết và sức khỏe phục hồi hoàn toàn.

Người bệnh cần thực hiện theo phác đồ trên nếu muốn rút ngắn thời gian điều trị bệnh thủy đậu cũng như hạn chế nguy cơ gây ra biến chứng, lây lan, đảm bảo an toàn sức khỏe người bệnh cũng như những người xung quanh.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn