Cây hương nhu có tên khoa học Ocimum sanctum L. họ hoa môi Lamiaceae, ở nước ta thường được gọi là cây é hay cây é tía. Người ta thường sử dụng hương như như một vị thuốc quý.
- Bài thuốc bắc thuốc nam hỗ trợ trị chứng đởm nhiệt
- Khám phá lợi ích ít ai biết về nhân trần trong Đông Y
- Khám phá những tác dụng chữa bệnh kì diệu của cây tía tô
Bạn có biết công dụng chữa bệnh của cây hương nhu?
Các Bác sĩ Y học Cổ Truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết loại cây này thường mọc hoang trong sân vườn, sau nhà, ở các khu đất trống và nhiều nơi khác, nên rất dễ tìm hái. Vì thế, ai cũng có thể tận dụng công dụng chữa bệnh tuyệt vời trong cuộc sống hằng ngày.
Những điều có thể bạn chưa biết về cây hương nhu
Cây hương nhu sống lâu năm, cây thường cao khoảng từ 1 – 2m, thân vuông, thường có màu xanh khi còn non hoặc tím khi về già. Lá cây thường thuôn dài hình mác hoặc hình tròn, mép lá có răng cưa, Cây hương nhu có mùi thơm rất dễ chịu, thường ra hoa vào độ tháng 5 – 7, hoa màu tím mọc thành chùm.
Tại các địa phương trên nước ta thường gặp nhất là hương nhu trắng và hương nhu tím, mặc dù đều có dược tính những hương nhu tím tốt hơn và thường được dùng nhiều hơn. Hương nhu thường được trồng từ hạt hoặc dâm từ gốc, trồng vào mùa xuân cây sẽ dễ sống và phát triển tốt hơn. Hương nhu được thu hái tất cả các bộ phận (trừ rễ) và có thể phơi khô trong bóng râm để sử dụng lâu dài.
Theo thông tin đăng tải trên mục Thuốc Bắc – Thuốc Nam thì trong Đông Y, cây hương nhu có có tính ấm, vị cay, có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy nên thường được dùng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.
Để làm thuốc chữa bệnh, người ta thường thu hái hương nhu phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, phơi ở nơi ít ánh nắng nhưng thoáng gió, nhiệt độ 30-40 độ C (gọi là phơi âm can).
Ở Việt Nam có 2 loại cây mang tên hương nhu:
– Hương nhu tía: Còn có tên là é rừng, é tía, đây là loại cây nhỏ sống nhiều năm, cao chừng 1,5-2 m. Thân và cành có màu tía, có lông quặp. Lá mọc đối có cuống dài; lá thuôn hình trứng hay hình mác, mép có răng cưa, 2 mặt đều có lông. Hoa thì màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành vòng 6-8 hoa. Lá và hoa vò nát ra sẽ có mùi thơm của đinh hương.
– Hương nhu trắng: Còn gọi là é lớn lá, húng giổi tía. Loại cây này cao hơn cây hương nhu tía. Lá mọc đối nhau có cuống, phiến lá dài 5-10 cm; hình trứng nhọn, phía cuống thon, mép khía tai bèo hay răng cưa thô. Gân chính của lá có lông. Hoa mọc thành chùm đơn. Hương nhu trắng mọc hoang ở nhiều nơi, hiện được trồng để cất lấy tinh dầu.
Để làm thuốc chữa bệnh, người ta thường thu hái hương nhu phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, phơi ở nơi ít ánh nắng nhưng thoáng gió, nhiệt độ 30-40 độ C (gọi là phơi âm can).
Tác dụng chính của cây hương nhu chính là chữa cảm lạnh trong mùa hè. Bệnh thường xảy ra do tắm lạnh hay ngồi hóng mát, uống nước lạnh, khiến hàn tà xâm nhập cơ thể gây nội thương.
Biểu hiện của bệnh này là: mình mẩy nóng và sợ lạnh, đầu nặng, bụng buồn bã, đau nhức, không ra mồ hôi. Có thể dùng bài thuốc sau: Hương nhu 8g, hậu phác 8g, bạch biển đậu 12g, sắc lấy nước uống trong ngày, uống khi nước thuốc đã nguội.
Những điều có thể bạn chưa biết về cây hương nhu
Bác sĩ y học cổ truyền tiết lộ một số công dụng của cây hương nhu
- Làm giảm đau khớp:
Mang thai đi kèm với những triệu chứng cơn đau ở cơ, khớp. Uống trà hương nhu thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ đau nhức xương và khớp. Dù vậy nhưng mẹ bầu vẫn cần lưu ý rằng không nên quá lạm dụng trà hương nhu. Không được dùng trà hương nhu thay cho nước lọc.
- Giảm căng thẳng:
Mang thai là chính là khoảng thời gian căng thẳng và đầy lo âu; vì vậy, người mẹ cần tìm những biện pháp giúp thư giãn cho bản thân. Đó chính là lý do mẹ bầu nên dùng trà hương nhu vì loại trà này giúp giải phóng hormone hạnh phúc là serotonin trong cơ thể. Nhờ đó mà giảm được những căng thẳng, muộn phiền, lo âu.
- Trị cảm lạnh
Nếu bị cảm lạnh (thường do bị mắc mưa gây ra), lấy 500g hương nhu tía, 200g đậu ván trắng đã sao qua, 200g hậu phác tẩm gừng nướng. Các vị trên đem tán nhỏ, sau đó mỗi lần pha 8 – 10g với nước sôi uống như trà. Ngày dùng 2 lần sau bữa ăn, Sử dụng liên tục từ 2 – 3 ngày sẽ thấy bệnh giảm và bớt hẳn.
- Ngăn rụng tóc, giúp mọc tóc
+ Nếu tóc rụng nhiều, hái hương nhu tươi cùng 1 ít quả bồ kết cho thêm nước đem đun trên lửa nhỏ trong khoảng 1h. Lọc bỏ hết cặn chỉ giữ lại nước, để nước còn âm ấm, đem gội và mát xa nhẹ nhàng trên tóc và da đầu. Đây là cách ngăn rụng tóc và trị gàu cực hiệu quả được ông bà ta áp dụng từ lâu.
+ Nếu trẻ em chậm mọc tóc, tóc chỉ lưa thưa vài cộng, mẹ có thể lấy 40g hương nhu sắc với 200ml nước, cô đặc lại, sau đó trộn với mỡ lợn mới rán, hằng ngày bôi lên đầu bé với lượng vừa phải.
- Chữa đau bụng, tiêu chảy
Việc thường xuyên uống nước đá hoặc các món ăn lạnh trong mùa hè rất dễ gây đau bụng với những người bụng yếu. Hãy lấy tía tô, hương nhu, mộc qa mỗi thứ thứ 12 g, sắc uống.
Bác sĩ y học cổ truyền tiết lộ một số công dụng của cây hương nhu
- Trị hôi miệng
Trị hôi miệng với hương nhu là cách cực kì đơn giản, rẻ tiền mà ai cũng có thể tự mình làm tai nhà. Hái 20g hương nhu (trắng hay tía) đều được, cho thêm 400ml nước vào đun sôi khoảng 30 phút cho hương dầu ra hết. Để nước nguội pha với 1 thìa muối biển, dùng súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Chữa phù nước, khô mồ hôi, tiểu tiện ít và đỏ
12g hương nhu, 40g cỏ tranh, 16g cao ích mẫu. Sắc lấy nước cho đến khi nào thấy các triệu chứng trên thuyên giảm dần.
- Chữa cảm mùa hè
Cảm mùa hè là tình trạng mà ai cũng có thể gặp phải với các triệu chứng như ớn rét, phát sốt, tim hồi hộp, đau đầu miệng khát và tiểu tiện vàng đỏ: Chuẩn bị đủ các vị thuốc sau: hương nhu, dấp cá, điền cơ hoàng, cát căn mỗi thứ 12 g, thạch xương bồ 8 g, mộc hương 4 g, sắc uống.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn