Vào những ngày trời đông, thời tiết khắc nghiệt cơ thể dễ mắc cảm lạnh. Để bảo vệ sức khỏe bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường nhiệt lượng cho cơ thể.
- Tìm hiểu về kỹ thuật xét nghiệm tinh dịch đồ
- Thông tin về bệnh lý ung thư máu cấp tính
- Dấu hiệu nhận biết việc thiếu kẽm
Để giữ ấm cơ thể bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh cảm vào mùa đông thì ngoài việc mặc ấm chúng ta cần bồi bổ các bài thuốc có tác dụng giữ ấm cơ thể. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc được gợi ý từ các bác sĩ chuyên khoa mà bạn có thể tham khảo:
Bồ câu hầm
Dùng một con chim bồ câu, làm sạch, mổ bỏ ruột ngũ tạng. Sau đó nhét vào bụng chim các vị thuốc ba kích thiên, hoài sơn, câu quất, mỗi thứ từ 15 – 20g. Tiếp đến cho nước vào nồi và đặt chim bồ câu đã được sơ chế vào ninh đến nhừ. Sau đó mang đi dùng. Theo nghiên cứu, mỗi tuần nên ăn từ 1 đến 2 bữa bồ câu hầm cơ thể sẽ có đủ nhiệt lượng phòng ngừa cảm cúm. Tuy nhiên, các đối tượng có tính nhiệt hoặc có các bệnh về thận thì không nên bồi bổ bằng món ăn này.
Cháo gừng hành
Lấy gạo tẻ nấu cháo loãng đến khi nhừ, sau đó thêm hành và gừng tươi thái nhỏ và thêm một ít muối khi nồi cháo đã hoàn thiện. Ăn ngay khi cháo còn đang nóng hổi. Một bát cháo gừng nóng như vậy sẽ khiến cơ thể bạn ấm hơn và giữ nhiệt lâu hơn. Ngoài ra gừng còn được dùng để giải cảm nên khi thêm gừng vào cháo sẽ giúp cơ thể bạn phòng ngừa được các bệnh cảm lạnh vào mùa đông.
Thực phẩm có màu đỏ
Thực phẩm màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, các rau củ có màu đỏ như cà chua, cà rốt, ớt, củ cải đỏ… vốn là nhóm thực phẩm giàu năng lượng giúp bạn tăng cường năng lượng để có thể làm ấm cơ thể. Do chúng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và protein tốt cho hệ miễn dịch đồng thời tăng cường khả năng chịu lạnh của cơ thể. Ngoài ra, thực phẩm đỏ còn chứa lycopene và nhiều axit amin có tác dụng giữ ấm và làm nóng cơ thể.
Đặc biệt, các thực phẩm đỏ cũng là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt giúp kháng khuẩn, tăng cảm giác ngon miệng, kích thích ăn nhiều hơn để cơ thể đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết.
Quế và tiêu
Với đặc tính ấm nóng, quế và tiêu được coi là những gia vị quan trọng trong căn bếp của mỗi gia đình. Theo giảng viên Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, vị thuốc đông y quế và tiêu có tác dụng giữ ấm cơ thể. Trong đó, tiêu có vị cay nồng, hơi hăng và thường được cho vào các món ăn, đặc biệt là món cháo có mùi tanh. Tuy nhiên, cần lưu ý tiêu có thể ảnh hưởng đến dạ dày nên chỉ dùng ở mức vừa phải.
Quế bên cạnh vị cay còn có vị ngọt, thường được thêm vào các loại nước dùng, nước lẩu để tăng thêm hương vị. Ngoài ra, nhiều người còn lựa chọn việc thêm quế vào các cốc trà để tăng mùi đồng thời mang lại sự ấm áp cho cơ thể phòng ngừa cảm lạnh vào mùa đông.
Mật ong
Mật ong cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn và cả gia đình. Mật ong được coi là thực phẩm hữu ích trong mùa đông vì nó giúp cơ thể dự trữ năng lượng giúp giữ ấm cơ thể. Nhiều gia đình chọn việc uống một cốc nước mật ong loãng ấm vào mỗi sáng mùa đông để tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ họng.
Tỏi
Tỏi được biết đến là loại thực phẩm kháng sinh hữu ích với sức khỏe con người. Đặc biệt, nếu bạn ăn một tép tỏi sau khi từ bên ngoài trời lạnh về, bạn sẽ có thể ngăn ngừa được các bệnh cảm cúm thường gặp như cảm lạnh. Ngoài ra, tỏi còn là thực phẩm giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa ung thư.
Rau xanh
Trong thành phần của rau xanh có chứa nhiều protein và vitamin. Mặt khác, rau xanh còn chứa nhiều chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn để đảm bảo nguồn năng lượng cho cơ thể. Vào mùa đông, bạn có thể chế biến rau xanh bằng việc xào chung với tỏi hoặc nhúng lẩu.
Trên đây là một số thực phẩm và các món ăn giúp làm ấm cơ thể trong những ngày đông để bảo bệ cơ thể khỏi các bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn