Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đau vai sau đột quỵ là bệnh lý xuất hiện ở khớp vai, có thể xuất hiện sớm nhất là 2 tuần nhưng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 tháng sau đột quỵ. Những nghiên cứu khác nhau đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau cho đau vai sau đột quỵ như: đau vai trong liệt nửa người, liệt nửa người đau vai, đau vai và đột quỵ.
- Bệnh nhược cơ nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ em khi gặp tình trạng thiếu Vitamin D
- Phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng
Đau vai
Đã được báo cáo là một trong những biến chứng thường gặp nhất sau khi đột quỵ. Tỷ lệ thay đổi từ 9% đến 80% tùy thuộc vào nhóm bệnh nhân và thiết kế nghiên cứu. Có khoảng 72% bệnh nhân liệt nửa người vai đau ít nhất một lần trong thời gian phục hồi chức năng sau đột quỵ. Đau vai ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh, kéo dài thời gian nằm viện, cản trở quá trình phục hồi vận động, ảnh hưởng giấc ngủ,…
Hệ thống ổn định khớp vai chủ yếu do hệ thống các cơ và ở một mức độ ít hơn bao khớp giúp nâng xương cánh tay lên. Nếu bất kỳ thành phần nào trong hệ thống bị rối loạn trong quá trình phục hồi chức năng của vai sẽ bị ảnh hưởng hay chứng đau vai sau đột quỵ sẽ xuất hiện.
Trong giai đoạn liệt mềm, trương lực cơ giảm mất vận động tự ý, có thể có mất cảm giác hay không và mất phản xạ gân cơ. Cơ trên gai và cơ tam giác bị ảnh hưởng chức năng nâng đỡ đầu xương cánh tay trong ổ chảo khớp vai), dẫn tới đầu xương cánh tay bán trật xuống dưới và ra ngoài, chỉ còn lại cấu trúc bao khớp gồm 2 lớp: lớp bên trong có nhiều mạch máu nuôi nhưng ít phân bố thần kinh nên ít nhạy cảm với đau nhưng lại rất nhạy cảm với sự nóng lạnh. Lớp bên ngoài bao khớp ít mạch máu nuôi nhưng nhiều thần kinh phân bổ cho nên dễ bị đau khi kéo căng. Khi bao khớp bị tăng kéo căng trong giai đoạn liệt mềm sẽ làm tổn thương không hồi phục bao khớp vai và gây đau vai.
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt, ngay sau khi bệnh nhân bị liệt nửa người nhằm giảm tối đa di chứng vận động, tinh thần cho bệnh nhân.
Điều trị triệu chứng
giảm đau, và tạo thuận lợi cho vận động di chuyển.
Phòng ngừa các biến chứng của đau vai sau đột quỵ: bán trật khớp vai, cứng khớp, co rút khớp…
Xác định nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân.
Hướng dẫn đặt tư thế tốt và chăm sóc tay.
Giáo dục các nhân viên y tế, người bệnh đột quỵ và gia đình/người chăm sóc.
Phòng ngừa các chấn thương có thể xảy ra sau biến chứng đau vai.
Các can thiệp nhằm giảm chấn thương lên vùng vai, như là giáo dục tất cả nhân viên y tế, người chăm sóc sức khỏe và người bệnh Đột quỵ cách phòng ngừa bán trật khớp vai và đau vai do yếu cơ. Giáo dục có thể bao gồm các chiến lược chăm sóc vai trong thao tác bằng tay và dịch chuyển người bệnh và các lời khuyên về đặt tư thế có nâng đỡ vai. Khi người bệnh ngồi hoặc nằm trên giường, nên nâng đỡ chi trên bằng gối chêm, bàn xếp cạnh giường … thay vì dùng đai. Có thể sử dụng đai vai khi đi mặc dù các chiến lược khác như giữ bàn tay trong túi cũng có thể có hiệu quả tương đương và không tạo thuận cho mẫu co cứng gấp ở chi trên.