Theo giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ thuốc y học cổ truyền hay còn gọi là đông y ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rải ở việt nam trong việc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh nếu dùng đúng cách và khoa học. Nó có hiệu quả hay không là phụ thuộc rất lớn về cách sắc thuốc và sử dụng thuốc. Ngay sau đây là những chia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
- Đặc điểm và công dụng của vị thuốc bạch hoa xà
- Tác dụng và bài thuốc chữa bệnh từ bồ kết
- Cách dùng và liều dùng của vỏ hạt mã đề (Ấn độ)
Dụng cụ sắc thuốc:
Tốt nhất dùng nồi đất, nồi đất tráng men và hiện nay thì đã có ấm sắc thuốc bằng điện thì không bị ảnh hưởng phản ứng hóa học của thuốc.
Lượng nước đun sắc:
Tùy theo lượng thuốc nhiều ít mà dùng, lần đầu đổ chừng 3 bát ăn cơm lần thứ hai đổ chừng 2 bát ăn cơm. Theo số lượng thuốc nhiều hay ít, thể tích lớn hay nhỏ (như Hạ khô thảo, Cúc hoa thể tích lớn dùng nhiều nước), ngoài ra còn xem mức độ hút nước của vị thuốc (như Phục linh, hoài sơn hút nhiều nước) mà thêm bớt nước cho phù hợp .
Sau đây cùng với Khoa Dược trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu cách sắc thuốc và cách dùng thuốc thang trong quá trình sắc thuốc
Những điều cần biết khi sắc thuốc:
Trước khi đun hay sắc thuốc thì phải ngâm vị thuốc vào nước lạnh một lúc để cho vị thuốc mềm ra, để tinh chất của thuốc dễ thôi ra trong quá trình sắc.
Đối với thuốc có vị thơm, tinh dầu, đun 3-5 lần sôi là được. Trong bài thuốc có một hai vị thuốc như vậy thì có thể đun sau hoặc uống thẳng.
Thuốc bổ thì nên đun lửa nhỏ.
Đối với vị thuốc là khoáng thạch, thì nên đập nhỏ vỏ trước khi đun.
Những vị thuốc sau khi đun nóng dễ biến chất như Câu đằng, Đại hoàng v.v…, cần đun sau, sôi khoảng 3-5 lần là được.
Đối với những vị thuốc có dược tính độc như Phụ tử, Ô dầu, Thảo ô thì phải đun trước chừng một tiếng đồng hồ sau đó mới cho vị khác vào.
Đối với các vị thuốc thuốc quý hiếm cần sắc riêng, sau khi sắc xong mới hòa vào nước thuốc, đối với những loại quý hiếm mà khó đun như Tê giác, Linh dương giác nên đun riêng hoặc mài ra trong nước rồi uống thẳng.
Đối với những vị thuốc có tính keo như Đường phèn, Mật ong, Agiao thì thắng cho dược liệu chảy theo cách riêng sau đó hòa với nước thuốc đã sắc xong đem uống. Vị thuốc Mang tiêu cũng nên uống thẳng.
Các vị thuốc thảo mộc còn tươi, lúc cần có thể giã lấy nước uống thẳng.
Các vị thuốc là nhân quả như Táo nhân, Bá tử nhân, Hạnh nhân, Đào nhân cần đập vỡ vỏ lấy nhân rồi mới đun sắc.
Những vị thuốc dạng bột cần bọc vải mà sắc, các loại thuốc hạt nhỏ như Xa tiền tử, Tô tử, Đình lịch tử, đối với các loại thuốc có lông nhỏ như Tuyền phúc hoa, Tỳ bà diệp có thể kích thích cổ họng cần bọc vải đem sắc, nếu như không bọc lại thì khi uống phải lọc cặn.
Các vị thuốc có thể tích lớn như Ti qua lạc, Công lao diệp, Thanh quất diệp có thể đun trước để bỏ bã xong lấy nước sắc với các vị khác; vị thuốc đất cát như Táo tâm thổ cũng có thể đun trước lọc sạch rồi dùng sắc các vị thuốc khác.
Cách dùng thuốc sắc:
Theo cách sắc với thuốc thang, mỗi ngày dùng một thang sắc 1 lần gộp các lần sắc rồi uống để đảm bảo sức khỏe. Bệnh gấp, bệnh nặng nhất là bệnh ngoại cảm sốt nặng uống như vậy là không hợp lý. Cần phải thay đổi cách sắc, mỗi ngày dùng 2-3 thang, mỗi thang sắc 2-3 lần hòa lẫn uống làm 2 lần (cách nhau 3-4 giờ) uống sau khi ăn cơm 2-3 giờ là thích hợp, khi bệnh gấp thì không câu nệ thời gian, thuốc thang nên uống nóng, thuốc phát biểu (phát hãn càng cần nóng hơn để ra mồ hôi). Nhưng khi sốt cao, miệng khát, thích mát thì có thể uống nguội, chữa bệnh tính hàn uống thuốc khử hàn mà người bệnh lại buồn bực, sợ nhiệt thuộc chứng chân hàn giả nhiệt thì có thể uống nguội. Người bệnh hay nôn ọe khi uống thuốc nên chia ra nhiều lần để khỏi nôn ra (trẻ em cũng nên chia thành nhiều lần uống). Thuốc hoàn thuốc cao dùng để bổ thường uống vào lúc sáng sớm chưa ăn gì hoặc uống trước khi đi ngủ.