Cây cát cánh đã là một dược liệu rất phổ biến trong Đông Y vì nó có công dụng long đờm và tiêu đờm, làm hạ cholesterol máu, đặc biệt là rễ của cát cánh.
- Chuyên gia chia sẻ tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây qua lâu
- Khám phá công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ rau kinh giới
- Tác dụng chữa bệnh của hoắc hương và những lưu ý khi sử dụng
Đặc điểm của cát cánh là gì?
Cát cánh thuộc cây thân thảo. Thân cao khoảng 50-80 cm. Lá mọc đối hoặc vòng 3-4 chiếc, gần như không cuống. Phiến lá hình trứng dài 3-6 cm rộng 1-2,5 cm, mép có răng cưa to. Lá phía ngọn nhỏ, có khi mọc so le. Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm thưa. Đài màu xanh hình chuông rộng. Tràng hình chuông màu lơ nhạt. Quả hình trứng ngược.
Rễ hình trụ, phía dưới thon nhỏ lại, dài 15-20 cm đường kính 1-2 cm, thường ít phân nhánh. Phía trên còn sót lại gốc của thân. Mặt ngoài màu trắng ngà có những vết nhăn ngang, dọc và vết sẹo của rễ con. Vết bẻ không phẳng, màu trắng. Vị hơi ngọt, sau đắng. Loại rễ to, dài, đều, chắc, màu trắng vị đắng là tốt.
Bộ phận dùng: Đào cây lấy rễ củ vào mùa thu đông sau đó rửa sạch đất cát đem phơi hay sấy khô. Đặc điểm vi phẫu: Mô mềm vỏ hơi hẹp, có những chỗ rách, rải rác có đám ống nhựa mủ. Liber chiếm phần lớn, cũng có các đám ống nhựa mủ rải rác. Tia ruột rộng gồm 4-5 hàng tế bào. Nếu dược liệu đem ngâm cồn một thời gian rồi cắt soi thì thấy trong tế bào mô mềm có tinh thể inulin.
Bột: Bột màu trắng ngà. Soi kính hiển vi thấy các mảnh mô mềm với các ống nhựa mủ. Thành phần hóa học: Hoạt chất chính là các saponin triterpenoid nhóm olean. Sau khi thủy phân sẽ thu được các sapogenin. Vì trong phân tử có nhóm OH- ở C16 nên các saponin của cát cánh có tính phá huyết mạnh. Ngoài ra insulin còn có trong rễ của cát cánh.
Cát cánh có tác dụng kháng viêm và an thần, giảm đau giải nhiệt
Công dụng của cát cánh là gì?
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa cho biết do trong thành phần hóa học của cát cánh có Saponin có tác dụng phá huyết mạnh sẽ giúp long đờm và tiêu đờm, làm hạ cholesterol máu. Dược liệu còn có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm sốt và hạ đường huyết.
Theo Đông Y: Cát cánh có tác dụng tuyên phế khử đàm lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Chủ trị các chứng ho nhiều đàm, họng đau nói khàn, ngực đau phế ung (abcess phổi), viêm họng sưng đau, tiểu tiện không thông lợi (tiểu tiện lung bế), chứng lỵ.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Saponin Cát cánh kích thích niêm mạc gây phản xạ niêm mạc khí quản tiết dịch nên long đàm. Trên thực nghiệm cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cát cánh, sự tiết dịch tăng rõ rệt, chứng minh tác dụng long đờm (expectarant) của thuốc. Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm và an thần, giảm đau giải nhiệt, chống loét bao tử, có tác dụng ức chế miễn dịch.
Trên thí nghiệm cho thỏ uống nước sắc Cát cánh thì đường huyết của thỏ giảm. Thuốc có tác dụng hạ đường huyết và hạ lipid huyết. Trên thí nghiệm chuột cho uống thuốc cũng nhận thấy cholesterol của gan hạ thấp. So với saponin của Viễn chí thì Saponin Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh gấp 2 lần, nhưng khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủy phân không còn tác dụng tán huyết. Trong ống nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh ngoài da (dermatomycose).
Do đó cát cánh được sử dụng trong điều trị ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, cao lipid huyết, cao huyết áp, tiểu đường, kháng viêm, suy giảm miễn dịch.
Lưu ý khi sử dụng
- Không dùng cát cánh trong những trường hợp âm hư ho lâu ngày và có khuynh hướng ho ra máu, hỏa vượng, lao tổn, ho suyễn.
- Âm hư hỏa nghịch không có phong hàn ở phế cấm dùng.
- Kỵ bạch cập, Long đờm thảo, thịt heo.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã hiểu hơn về vị thuốc cát cánh.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn