Theo Y học cổ truyền, Đại hồi là vị thuốc nam có tác dụng kiện tỳ vị, mạnh gân cốt, điều trị các trường hợp tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp.
- Những điều tuyệt vời trong chữa bệnh của rau sam
- Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của mè đen
- Công dụng của các loại đậu trong y học
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây Đại hồi cao 6 – 10m. Cành mọc thẳng tạo cho cây dạng thon gọn và tán lá hẹp. Lá mọc sole nhưng thường mọc sít tạo thành các vòng giả, từ 4 – 6 lá. Lá thon dài hoặc hình bầu dục mép nguyên có lượn sóng. Hoa có thể có nhiều màu: trắng, trắng hồng, hồng, tím hồng. Noãn thường từ 8 – 10.
Quả đại là vị thuốc bắc nam thường có 8 đại dính vào 1 trục và tòa tròn thành hình sao. Trong mỗi đại có chứa 1 hạt màu nâu bóng. Quả tươi có màu xanh, khi khô màu nâu thẫm. Hồi là một đặc sản của tỉnh Lang Sơn, được trồng ở hầu hết các huyện trong tỉnh trừ huyện Hữu Lũng và Nam Chi Lăng. Ngoài ra còn được trồng ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Thái, Trung Quốc.
Đại hồi được khai thác vào 2 vụ. Vụ chính vào tháng 8 – 9 ( hội mùa), vụ phụ từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau ( vụ chiêm). Thường cây sai quả vào vụ mùa thì sẽ ít quả vào vụ chiêm và ngược lại.
Bộ phận dùng làm thuốc của Đại hồi
Đại hồi sử dụng quả và tinh dầu
– Quả được phơi khô đến độ ẩm 12 – 13%
– Tinh dầu được cất từ quả tươi vừa mới thu hái với hiệu suất 3 – 3,5 %. Tinh dầu hồi Lạng sơn được thị trường quốc tế xếp vào loại 1. Hàng năm nơi này cũng cung cấp 2/10 sản lượng toàn thế giới.
Theo y học cổ truyển, Đại hồi có vị cay, tính ôn. Tác dụng vào kinh can, thận, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung khứ hàn.
Quả có chứa tinh dầu 8 – 9%. Quả mới thu hoạch có chứa 10 – 15%. Tinh dầu quả hồi là chất lỏng không màu hoặc vàng nhạt, mùi đặc biệt, vị ngọt, kết tinh khi để lạnh. Thành phần chủ yếu của tinh dầu quả là trán – anethol chiếm 85 – 90 %. Tinh dầu quả hồi Lạng Sơn luôn đạt hàm lượng anethol trên 90%.
Lá có chứa tinh dầu hàm lượng 0,56 – 1,73%. Tinh dầu lá có chứa lượng anethol xấp xỉ tinh dầu quả. Bên cạnh đó, hạt Đại hồi còn chứa thành phần chất béo.
Tác dụng và công dụng của Đại hồi
Quả hồi có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. trừ lạnh, giảm co bóp nhu động ruột điều trị các trường hợp tiêu chảy, đau bụng nôn mửa do lạnh, ăn không tiêu, đầy trướng bụng.
Theo bác sĩ tư vấn chuyên mục Y học cổ truyền, Đại hồi là vị thuốc nam dùng ngoài có tác dụng chữa đau nhức, thấp khớp, bong gân.
Liều dùng: 4 – 8 g dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu làm thuốc xoa bóp. Hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Một số bài thuốc từ cây Đại hồi
– Trường hợp bệnh nhân đau lưng: Dùng Đại hồi tẩm nước muối sao tán nhỏ, mỗi lần dùng 6 – 10g với rượu.
– Trường hợp bệnh nhân cảm lạnh, đau bụng do lạnh: Dùng Đại hồi tán bột, mối lần dùng 2g với rượu, ngày dùng 3 lần. Ngoài ra có thể sử dụng tnh dầu hồi massage vùng bụng.
– Trường hợp bệnh nhân hôi miệng, hơi thở hôi: Dùng hoa hồi nhai, nuốt, ngà vài cánh hoa.
Đại hồi là vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y, với nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, người bệnh cần được sử dụng đúng bệnh, đúng liều lượng theo chỉ định của thầy thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn