Tinh dầu hoa cúc không còn xa lạ nhiều đối với các tín đồ sử dụng tinh dầu trong chữa bệnh và làm đẹp. Tinh dầu làm mềm da, trị ho, tiêu đờm và điều trị sẹo hiệu quả.
- Biện pháp giảm đau dạ dày hiệu quả không cần dùng thuốc
- Khám phá công dụng của tinh dầu bưởi đối với con người
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của vị thuốc Đông Y Hoàng Kỳ
Điều tuyệt vời từ tinh dầu hoa cúc có thể bạn chưa biết
Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo các bạn cần biết cách sử dụng tinh dầu hoa cúc sao cho hiệu quả nhất.
Nguồn gốc, đặc điểm của cúc La Mã
Cúc la mã có tên khoa học Matricaria chamomilla là loại thực vật thuộc họ cúc. Cây cúc la mã mọc ở các vùng khí hậu ôn hòa như Châu Á hoặc một số vùng ở Châu Âu và hiện này cũng đã có ở cả vùng Bắc Mỹ. Cây cúc La Mã có thể là loài cây khá đặc biệt khi môi trường thích hợp với nó là quanh bãi rác, ven đường có lẽ do hạt của loại này cần khu vực rộng lớn, thoáng mát để phát triển.
Trang thuốc Bắc Nam cung cấp thông tin Cúc La Mã thuộc dạng thân cây cứng, nhẵn, có chia thành nhiều nhánh nhỏ. Cây có chiều cao 15-60cm, lá cây dài hẹp, được chia làm 2-3 thùy và hoa màu tắng nhị vàng có hương thơm đậm đặc.
Thành phần hóa học của tinh dầu hoa cúc La Mã
Tinh dầu hoa cúc được chiết xuất từ hoa cúc la mã bằng phương pháp ép. Thành phần chính của tinh dầu la mã gồm Alpha pinen, Beta pinen, camphene, caryophyllene, Sabinene, Myrcene, Gamma terpinene-, Pinocarvone, Farsenol, cineole, Propyl Angelate và Butyl Angelate. dầu cúc La Mã Đức, mặt khác, gồm Azulene (còn gọi là Chamazulene), Alpha Bisabolol, Bisabolol Oxide-A & B và Bisabolene Oxide-A.
Thành phần hóa học của tinh dầu hoa cúc La Mã
Tinh dầu cúc La Mã là một trong những cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe của bạn.
Công dụng quan trọng của tinh dầu cúc la mã trong đời sống
- Chất khử trùng
Bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, trong thành phần tinh dầu hoa cúc la mã có chứa hoạt chất Benzaldehyde, Acid Benzoic và Benzyl benzoat có khả năng sát khuẩn giúp diệt khuẩn, diệt nấm và kháng virus.
Sử dụng tinh dầu hoa cúc bôi lên vết thương có nguy cơ nhiễm trùng sẽ hỗ trợ tiêu diệt nấm, vi trùng có hại, giúp vết thương nhanh lành. Hoặc đối với những người bị cảm ho có thể sử dụng hương hoa cúc la mã để trừ virus.
- Đẩy lùi trầm cảm
Sử dụng Tinh dầu hoa cúc la mã xông hơi hoặc ngâm nước tắm sẽ làm giảm căng thẳng kéo dài- nguyên nhân gây trầm cảm. Tinh dầu hoa cúc la mã sẽ khiến cơ thể tiết các hormone nhờ mùi hương đặc trưng, trong đó có serotonin – một loại hormone kích thích sự hưng phấn góp phần giúp cơ thể được thư giãn, giảm áp lực.
- Chăm sóc da
Đối với các vấn đề về da như da khô, nứt nẻ, mất nước hoặc mắc các bệnh eczema thì việc sử dụng tinh dầu hoa cúc có thể giảm bớt được phần nào tình trạng da đem lại làn da mềm dịu, sáng hơn.
- Bài tiết mồ hôi và giải nhiệt:
Tinh dầu dầu cúc La Mã làm tăng khả năng tiết mồ hôi, giúp loại bỏ độc tố và các tác nhân gây nhiễm trùng. Đồng thời với công dụng tuyệt vời như vậy sẽ giúp hạ nhiệt cơ thể đặc biệt trong các trường hợp giảm sốt.
- Hỗ trợ làm mờ sẹo
Thành phần của tinh dầu hoa cúc có hoạt chất Cicatrisant có vai trò thúc đẩy sự tái tạo da bổ sung collagen, hỗ trợ làm mờ vết sẹo bị gây ra bởi mụn trứng cá, mụn nhọt hay hay các vết thương khác.
Công dụng quan trọng của tinh dầu cúc la mã trong đời sống
- Chuyện phòng the
Có thể bạn không biết, Hoa cúc la mã ở các nước thuộc tiểu bang Ấn Độ thường dùng trang trí phòng tân hôn. Ngoài ra, họ còn dùng tinh dầu hoa cúc la mã để phun hoặc đốt hương nhờ thành phần trong tinh dầu hoa cúc tăng cường khả năng ham muốn và không gian lãng mạn.
- Làm nâng cao lượng sữa cho mẹ
Tinh dầu hoa cúc ngoài dùng trong chữa bệnh còn dùng cho các bà mẹ cho con bú mà lượng sữa ít, có thể sử dụng để tăng cường sữa hoặc trị chứng tắc sữa.
- Long đờm, giúp dễ ngủ
Trước khi đi ngủ, sử dụng tinh dầu hoa cúc thoa hoặc xông sẽ không còn khó thở vì đờm trong cổ họng. Nó còn giúp xoa dịu thần kinh bạn để bạn ngủ ngon giấc và ngon hơn.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn