Khám phá những tác dụng chữa bệnh kì diệu của cây tía tô

Tía tô hay còn gọi là é tía, tử tô, lá tử tô, tử tô tử, tô ngạnh, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím) được dùng như một vị thuốc quý trong chữa bệnh.

Khám phá những tác dụng chữa bệnh kì diệu của cây tía tô

Khám phá những tác dụng chữa bệnh kì diệu của cây tía tô

Cây có tên khoa học là Folium Perillae Fructescentis, thuộc họ hoa môi (Lamiacae). Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có nguyên liệu là cây tía tô mà ai cũng có thể sử dụng tại nhà.

Thành phần hóa học của cây tía tô

Trên chuyên mục thuốc Bắc Nam, các chuyên gia về Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã chỉ ra những công dụng tuyệt vời của cây tía tô trong việc chữa bệnh. Vậy thành phần hóa học của cây tía tô là gì?

Tía tô chứa 0,3-0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, α-pinen, limonen, hydrocumin, còn có β-cargophylen, bergamoten, elsholtziaceton và linalool perillaldehyd…. Hạt chứa protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, nước 6,3%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/ 100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic), acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%.

Một số bài thuốc dân gian được làm từ cây tía tô

– Giảm ốm nghén: Người ốm nghén, thường chán ăn, bị nôn, người mệt mỏi, thèm ăn những thứ chua, chát… thì nên an thai, bổ tỳ, giảm nôn bằng bài thuốc gồm: tía tô 20g, bạch truật 16g, đương quy 16g, hoài sơn 16g, ngải diệp 16g, phục long can 16g, phòng sâm 12g, liên nhục 12g, liên kiều 12g, cam thảo 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g, sơn tra 10g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa thai phụ bị đau bụng, đau lưng, ra huyết: Người bệnh lấy lá và cành tía tô 20g, sa sâm 16g, bạch truật 16g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, ngải diệp 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, a giao 6g, gừng nướng cháy 6g, đỗ trọng 10g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng 7 – 10 ngày liền để an thai, nhuận huyết, chỉ huyết.

Một số bài thuốc dân gian được làm từ cây tía tô

Một số bài thuốc dân gian được làm từ cây tía tô

– Thai phụ bị phù nề, tiểu ít, tê bì hai chi dưới: Chuẩn bị tía tô 16g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, sài hồ 12g, trần bì 12g, ngải diệp 12g, xa tiền 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, hương nhu trắng 10g, cao lương khương 10g, thăng ma 10g. Sắc ngày 1 thang, chia nước thuốc 3 lần. Thuốc có công dụng bổ trung, bổ tỳ, thuận khí, thông tiểu.

– Nhiệt thai: Thường có triệu chứng bị nóng trong bụng, cồn cào, nước tiểu đỏ lượng ít, sưng đau lợi răng, ăn uống kém, táo bón, tiêu hóa không thông lợi. Trường hợp này nên dùng lá và cành tía tô 16g, bạch truật 12g, đương quy 16g, chi tử 12g, liên kiều 16g, ngân hoa 10g, rau má 20g, a giao 6g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, hoàng cầm 10g, đỗ trọng 10g, liên nhục 12g, khởi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 7 – 8 ngày là một liệu trình.

– Thai phụ bị ho hen, nhiều đờm, khó thở: Để chữa bệnh cần lấy tía tô 16g, cát cánh 16g, kinh giới 12g, rau tần dày lá 12g, cam thảo 12g, mơ muối 10g, lá xương sông 12g, tang bạch bì 10g, bối mẫu 10g, bạch linh 10g, trần bì 10g, bạch quả 10g. Sắc uống ngày 1 thang để thanh phế, trừ phong, tiêu đờm, giảm ho.

– Có thai bị cảm mạo: Nếu trong thời gian mang thai bị cảm mạo thì lấy lá tía tô, lá kinh giới mỗi thứ 1 nắm, cho thêm 2 bát nước vào nồi sắc còn 1 bát uống ấm. Tiếp đó ăn cháo nóng, đập vào bát 1 quả trứng gà tươi (nếu là trứng gà đen càng tốt).

– Chữa cảm lạnh: Nếu bị cảm mạo phong hàn, sốt, gai rét, đau đầu, tức ngực thì lấy lá tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g, gừng 2 lát, sắc nước uống. Có thể kết hợp “nồi xông” bằng cách lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Xông xong thì lau khô mồ hôi trên cả người rồi đắp chăn nằm nghỉ. Người bệnh cũng có thể nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ, ăn nóng để giải cảm.

– Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: Chuẩn bị hạt tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để cho nước nguội bớt (còn hơi ấm ấm) thì lọc bỏ bã cho uống. Nếu cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi hoặc lấy bột hạt tía tô hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hay hòa với nước cơm cho trẻ uống.

Bài thuốc dân gian từ tía tô có thể chữa bệnh ho ở trẻ em hiệu quả

Bài thuốc dân gian từ tía tô có thể chữa bệnh ho ở trẻ em hiệu quả

– Chữa ngoại cảm phong hàn: Nếu ngoại cảm phong hàn có viêm đường hô hấp, ho nhiều, đờm nhiều thì nên dùng bài Tam tử dưỡng thân thang gồm tổ tử (hạt tía tô) 6 – 12g, bạch giới tử – 8g (hạt cải bẹ trắng), la bạc tử (hạt cải củ) 8 – 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở: Tía tô bổ hư, giáng khí nên dung cho trường hợp ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở ở trẻ em, người già, người có thai vừa an toàn, vừa hiệu quả.

– Ngộ độc thức ăn: Nếu bị ngộ độc cua, cá, ốc với các biểu hiện như đau bụng đi ngoài, nôn mửa thì nên lấy lá tía tô đủ dùng, giã lấy nước cốt để uống. Nếu xuất hiện thêm triệu chứng dị ứng như nổi mẩn thì có thể lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa sát vào vùng da nổi mẩn. Hoặc dùng bài tử tô giải độc thang gồm lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, sinh cam thảo 2g. Cho vào nồi cùng 600ml nước, sắc còn 200ml chia 2 – 3 lần trong ngày, uống nóng.

Trên đây là một số bài thuốc y học cổ truyền từ cây tía tô đơn giản mà bạn có thể sử dụng để điều trị những bệnh thông thường.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn