COPD là bệnh lý hô hấp hàng đầu gây tàn phế và tử vong trên toàn thế giới. Tần suất mắc bệnh tăng dần lên ở nhiều quốc gia, có liên quan đến tình trạng hút thuốc và tuổi cao.
- Dự phòng và xử trí tai biến khi truyền máu
- Cách dự phòng loét tỳ đè
- Bác sĩ chuyên khoa khuyên khi bạn bị bệnh sởi nên ăn gì?
Các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí kéo dài, thường tiến triển mạn tính và kết hợp tăng đáp ứng viêm kéo dài của đường thở với khí và các hạt độc hại. Đợt cấp của bệnh kết hợp với các bệnh đi kèm có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh.
Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Triệu chứng đầu tiên không thể không nhắc đến là ho và khạc đờm kéo dài trên 3 tháng
- Ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của COPD, lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ho nhiều về buổi sáng, ít khi ho ban đêm. Một số trường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho.
- Khạc đờm: đờm khạc màu trắng, trong, quánh dính, số lượng thay đổi tùy theo tình trạng bệnh.
- Khó thở: đây là triệu chứng đặc biệt quan trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và là lý do khiến hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong COPD là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu khó thở chỉ xảy ra khi bệnh nhân có những hoạt động gắng sức như đi bộ hay leo cầu thang, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở tiến triển nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được hay thậm chí không thể mang đồ, tình trạng khó thở nặng nhất là khi nghỉ ngơi (bệnh nhân đang nằm nghỉ cũng khó thở)
Một số bệnh nhân có thể thấy xuất hiện dấu hiệu tím trung tâm: bệnh nhân tím da, môi, đầu chi và tím niêm mạc, khó thở càng nặng thì tím càng tăng, bệnh nhân thở nhanh, nhịp thở có thể lên tới >25 lần/phút, thở dốc và phải ngồi dậy để thở
Người ta phân loại bệnh theo diễn biến lâm sàng như sau:
- Giai đoạn 0: người bệnh có nguy cơ mắc bệnh.
- Giai đoạn I (nhẹ): Ho mạn tính và khạc đàm, thường bệnh nhân không chú ý đến vì 2 triệu chứng này khá phổ biến ở các triệu chứng bệnh hệ hô hấp.
- Giai đoạn II và III (vừa và nặng): Bệnh nhân thường khó thở khi gắng sức, đây là giai đoạn mà bệnh nhân đi khám bệnh được chẩn đoán là COPD, có thể nguyên nhân do nhiễm trùng hô hấp.
- Giai đoạn IV (rất nặng): Những triệu chứng ho, khạc đàm tiếp tục xảy ra một cách điển hình, khó thở nặng lên và những biến chứng có thể xuất hiện.
COPD là bệnh lý tiến triển mạn tính
Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào?
Theo chia sẻ của các Dược sĩ tư vấn, COPD là bệnh lý tiến triển mạn tính điều trị triệu chứng và loại bỏ yếu tố tăng nặng bệnh là cần thiết và quan trọng nhất.
- Ngưng thuốc lá: Là phương pháp điều trị độc nhất có hiệu quả để làm giảm yếu tố nguy cơ. Ngưng thuốc lá sớm ở bệnh nhân COPD có thể cải thiện FEV1 (Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên), tuy nhiên các đường khí một khi đã bị tắc nghẽn trầm trọng thì sự ngưng thuốc lá ít có lợi.
- Thuốc: Theo chia sẻ của các Dược sĩ tư vấn, tùy vào tình trạng bệnh mà thuốc điều trị được sử dụng là đơn độc hay kết hợp kháng sinh và các thuốc điều trị triệu chứng tương ứng. Ngoài ra bạn cần chú ý Không gian trong nhà cần thoáng mát, sạch sẽ, trong quá trình sinh hoạt cần tránh các loại khói độc và và các loại khí gây khó thở.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: tập luyện để giữ cho thân thể khoẻ mạnh, tập thở theo hướng dẫn, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tái khám ngay nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm sau đây: đi lại, nói chuyện khó khăn, mệt mỏi, nhịp tim không đều, tím tái, mạch rất nhanh, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng – thở vẫn gấp và khó…
Lê Dung – tapchisuckhoe.edu.vn