Những điều nên biết về tác dụng của cây xạ đen trong Đông Y

Cây xạ đen được ví như một loại thần dược dùng làm thuốc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư, ổn định huyết áp, giúp mát gan thanh nhiệt và giải độc, giúp tăng sức đề kháng.

Những điều nên biết về tác dụng của cây xạ đen trong Đông Y

Những điều nên biết về tác dụng của cây xạ đen trong Đông Y

Vậy cây xạ đen là gì và có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe con người? Dưới đây là một số thông tin dành cho bạn.

Chuyên gia định nghĩa cây xạ đen là gì?

Cây xạ đen còn có tên gọi khác là cây chi Dây gối, đồng triều, bách vạn hoa, dây gối, bách giải, hay duồng khụ. Cây xạ đen là một cây thân gỗ dạng dây leo, sống lâu năm và mọc thành bụi. Được biết đến và nghiên cứu vào năm 1851.

Lá xạ đen to và dài hình dạng như con thuyền bầu. Lá non có màu đỏ tía,khi lá xạ đen già sẽ chuyển thành màu xanh. Phiến lá hình bầu có, trên phiến lá có nhiều cặp gân phụ. Lá xạ đen có rang cưa ở mép lá, mặt lá bóng nhẵn, cuống lá dài khoảng 4 – 8mm. Trong năm, Lá luôn có màu xanh và không rụng theo mùa. Lá xạ đen có màu đậm hơn ở mặt dưới và mặt trên có màu tươi, bóng hơn. Khi đem Lá xạ đen phơi khô thì lá sẽ chuyển màu xanh nhạt, thân lá co lại. Tùy theo mức độ phơi khô mà làm cho hàm lượng ẩm của lá còn lại bao nhiêu mà lá có thể khô giòn hoặc không.

Các loại cây xạ đen:

Thuộc cùng chi thực vật với Cây xạ đen có đến mười loại. Khi xét theo tên gọi thì chỉ có một loại cây tên này. Riêng đối với trong cùng chi với cây xạ đen còn có mười loài tương tự, Chúng đều giống về hình thức nên việc nhận biết là rất  gây nhầm lẫn.

Chuyên gia định nghĩa cây xạ đen là gì?

Chuyên gia định nghĩa cây xạ đen là gì?

Khám phá công dụng tuyệt vời của cây xạ đen đối với sức khỏe

Theo các thông tin được chia sẻ từ Bác sĩ Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho thấy cây xạ đen là một loại thảo dược chữa bệnh dân gian. Cây xạ đen có rất nhiều tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh. Do cây xạ đen có thể được tìm thấy trong dân gian nên nó khá phù hợp phù hợp với người nghèo, dù hiệu quả không quá cao. Khả năng điều trị của cây xạ đen không chỉ dừng lại ở bệnh nhân ung thư mà nó còn có thể sử dụng rất nhiều đối tượng bởi cây có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng ngừa và điều trị nhiều chứng bệnh.

Việc sử dụng xạ đen hàng ngày sẽ mang rất nhiều lợi ích cho người sử dụng kể cả trường hợp người sử dụng  không mắc bệnh gì như:

– Giúp Phòng ngừa và hỗ trợ tích cực trong việc điều trị các bệnh ung thư.

– Tác dụng tốt trong điều trị với các rối loạn gan: Xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ.

– Hỗ trợ điều trị  cao huyết áp, giúp ổn định huyết áp.

– Hỗ trợ điều trị giảm mỡ máu, giảm cholesteron.

– Giúp tăng lưu thông máu hỗ trợ giảm mất ngủ, suy nhược thần kinh.

– Tác dụng tích cực trong chữa các Tiêu viêm chữa mụn nhọt, chốc lở, ngứa và loét da.

 – Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể.

Trên chuyên mục thuốc Bắc – thuốc Nam cũng đã cảnh cáo một số tác dụng phụ của cây xạ đen mà có thể bạn chưa biết:

Theo nghiên cứu cho thấy: Cây xạ đen không có phản ứng hay tương tác ngược nào với các thuốc tây y. Tuy nhiên, để việc sử dụng xạ đen có hiệu quả người dùng vẫn không nên sử dụng Cây xạ đen và thuốc tây y cùng lúc.

Khám phá công dụng tuyệt vời của cây xạ đen đối với sức khỏe

Khám phá công dụng tuyệt vời của cây xạ đen đối với sức khỏe

Buổi sáng thích hợp nhất cho việc sử dụng Cây xạ đen đặc biệt là vào sau khi ăn bữa sáng. Bên cạnh đó, việc Uống nhiều nước cũng làm tăng công hiệu của Xạ đen vì giúp cơ thể dễ dàng đào thải độc tố khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, việc sử dụng cây xạ đen trong chữa bệnh có hiệu quả cũng tùy thuộc vào cơ địa từng người, không phải người  bệnh nào dùng cũng đạt kết quả như nhau. Theo các nhà khoa học nghiên cứu thì vẫn chưa phát hiện các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng cây xạ đen để chữa bệnh. Do đó, người bệnh có thể an tâm sử dụng xạ đen để chữa bệnh mà không cần quan ngại về tác dụng phụ của nó.

Lưu ý: Một lưu ý nho nhỏ cho bạn trong quá trình sử dụng xạ đen để thu được hiệu quả tốt nhất, bạn nên hạn chế sử dụng rau muống. Bởi rau muống trong thành phần của nó có thể  làm ức chế hoặc là làm giảm hiệu quả chữa bệnh của cây xạ đen.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn