Cà gai leo được xem là vị thuốc Nam quý, chúng có tác dụng trong việc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau đặc biệt là những bệnh lý về gan mật, tuy nhiên việc sử dụng cà gai leo cũng cần hết sức thận trọng.
- Đông y điều trị tiêu hóa kém với cây cỏ cú
- 5 tác dụng của lá vối đối với sức khỏe chúng ta nên biết
- Bài thuốc Nam từ lá hẹ điều trị hiệu quả chứng ho ở trẻ em
Công dụng và đặc tính của cây cà gai leo
Theo các Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì cây cà gai leo Họ Cà (Solanaceae), phân lớp bạc hà (Lamidae), thuộc ngành hạt kín (Magnoliophyta). Đông Y cho rằng, cà gai leo có tính ấm, hơi có độc, vị hơi the, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, đờm, trừ ho, giảm đau lưng, nhức xương, cầm máu, trị rắn cắn, giảm đau,…có công dụng tốt trong việc điều trị xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan. Trong cà gai leo có thành phần chính là alcaloid, tinh bột, flavonoid; trong dây có alcaloid. Bộ phận dùng của cà gai leo là dây (thích gia đằng) và rễ (thích gia căn) để làm thuốc chữa bệnh. Rễ, cành lá và cả quả thu hái quanh năm, ắt nhỏ, phơi hay sấy khô, rửa sạch, cũng nhiều khi khi dùng tươi.
Cà gai leo có mặt trong rất nhiều các bài thuốc Nam nhằm điều trị các bệnh lý về gan cũng như chữa bệnh ung thư gan. Ngoài ra, Cà gai leo còn chữa được rất nhiều loại bệnh như: Chữa tê thấp, trị cảm cúm, bệnh dị ứng; ho gà, đau lưng, đau nhức xương, viêm họng, trị độc do rắn cắn, thấp khớp,…
Cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh gan hiệu quả
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây Cà gai leo
Cà gai leo được nhiều công trình khoa học nghiên cứu và chứng minh chúng có hiệu quả điều trị tích cực đối với những bệnh nhân mắc bệnh lý về gan như Xơ gan; Viêm gan, Gan nhiễm mỡ; Men gan tăng cao, Nóng gan,…Để điều trị các bệnh lý này bệnh nhân sử dụng 30g Cà gai leo (thân, rễ, lá), 10g cây dừa cạn, 10g cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) sau đó sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Đối với những bệnh nhân thường xuyên bị đau lưng, phong tê thấp có thể sử dụng 10g cà gai leo, 10g dây gấm, 10g thổ phục linh, kê huyết đằng 10 g, lá lốt 10 g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.
Chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng giải rượu, điều này được lý giải là do cà gai leo có công dụng bảo vệ tế bào gan vô cùng mạnh mẽ giúp những người uống rượu hạn chế tối đa tác hại xấu của rượu đối với các tế bào gan. Để giải rượu, chỉ cần sử dụng 50g cà gai leo toàn cây khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước hoặc 100g cà gai leo (thân, lá, rễ) khô sắc với 400ml nước đun còn 150ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm.
Tuy có công dụng tốt và đã được các nhà khoa học chứng minh nhưng bạn đọc cũng không nên tự ý sử dụng cà gai leo vì chúng có thể ảnh hưởng đến thận và phá hủy tế bào gan nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng cà gai leo.
Thanh Mai – tapchisuckhoe.edu.vn