Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc viễn chí

Vị thuốc viễn chí được áp dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau để điều trị một số bệnh như giảm ho, hóa đờm, hạ huyết áp, điều trị viêm nhiễm phụ khoa,…

Viễn chí được ghi nhận là một trong những cây thuốc quý. Cây thuộc họ cỏ với chiều cao chỉ khoảng 10-20cm, từ phần gốc của cây đã có cành mọc ra với đặc điểm cành nhỏ hình sợi mọc theo kiểu lan ra, trên có lông mịn. Hoa kết chùm ngắn, màu sắc có sự khác nhau tùy vị trí, hoa màu tím ở đỉnh, trắng ở giữa, xanh nhạt ở dưới. Lá mọc so le và tạo nhiều hình dạng, trong đó những lá mọc ở phía trên đầu nhọn, hình dải, dài 20mm, rộng 3-5mm, mép lá uốn xuống mặt dưới; lá mọc dưới mang hình bầu dục, rộng 4-5mm. Quả dạng nang, hình bầu dục và nhẵn.

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc viễn chí

  • Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì vị thuốc này có công dụng kích thích lên niêm mạc bao tử gây ra phản xạ tăng tiết ở phế quản, thuốc có tác dụng chuyển hóa đờm một cách rõ ràng.
  • Tất cả các thành phần của viễn chí đều có tác dụng chống lại tình trạng co giật và tạo ra cảm giác buồn ngủ.
  • Viễn chí tác dụng lên huyết áp làm huyết áp hạ, riêng chất Senegi chiết ra từ cây viễn chí có tác dụng tán huyết, trong đó phần vỏ tác dụng mạnh hơn so với phần gỗ.
  • Cồn được chiết xuất từ viễn chí có tác dụng trong thực nghiệm bằng cách ức chế trực khuẩn đường tiêu hóa như lỵ, thương hàn và trực khuẩn lao ở người nói riêng và các loại vi khuần gram dương nói chung.
  • Viễn chí không nên dùng đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày do kích thích dạ dày gây buồn nôn.

vị thuốc này có công dụng kích thích lên niêm mạc bao tử gây ra phản xạ tăng tiết ở phế quản

Vị thuốc này kích thích lên niêm mạc bao tử gây ra phản xạ tăng tiết ở phế quản

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc viễn chí

  • Viễn Chí Thang – Thánh Tế Tổng Lục: Trị tâm thống lâu ngày. Cách chế cho Viễn chí (bỏ lõi), Xương bồ (thái nhỏ) đều 40g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g, nước 1 chén, sắc còn 7 phần, bỏ bã, uống ấm.
  • Viễn Chí Tửu – Tam Nhân phương: Trị ung thư, phát bối, nhọt độc. Viễn chí (bỏ lõi), giã nát. Rượu 1 chén, sắc chung, lấy bã đắp vết thương.
  • Nhân Trai Trực Chỉ phương: Viễn chí nhục sau khi tán nhuyễn, thổi vào thì đờm sẽ tiết ra nhiều. Bài thuốc trị họng bị sưng đau.
  • Viễn Chí tán – Thánh Tế Tổng Lục: Trị não phong, đầu đau không chịu được. Viễn chí (bỏ lõi), tán nhuyễn, mỗi lần dùng 2g. Khi dùng lưu ý lấy nước lạnh ngậm trong miệng rồi thổi thuốc vào mũi.
  • Bản Thảo Hối Ngôn: Trị khí uất hoặc cổ trướng. Viễn chí nhục 160g đem sao với trấu. Mỗi lần dùng 20g, khi dùng thêm 3 lát sừng, sắc uống.
  • Viễn Chí hoàn: Viễn chí nửa cân (ngâm nước cam thảo, bỏ lõi), phục thần (bỏ gõ), Ích trí nhân đều 80g, tán bột, lấy rượu chưng với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước táo sắc. Trị tiểu đục, nước tiểu đỏ
  • Thần Trân phương: Trị vú sưng (suy nhũ). Viễn chí chưng với rượu, uống, bã đắp vào vết thương.
  • Thiểm Tây Trung Thảo Dược: Trị thần kinh suy nhược, hay quên, hồi hộp, mơ nhiều, mất ngủ. Viễn chí (tán). Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần.
  • Trị tuyến vú viêm, tuyến vú u xơ: Viễn chí 12g, thêm 1 5ml rượu 600 ngâm 1 lúc, cho nước 1 chén, đun sôi 15-20 phút, lọc cho uống.
  • Trị âm đạo viêm do trùng roi: Viễn chí tán bột, thêm Glycerine làm thành thuốc đạn, mỗi viên có hàm lượng thuốc sống là 0,75g. Trước khi đặt thuốc, dùng bài thuốc nước để rửa phụ khoa, sắc lấy nước để xông và rửa âm hộ. Đặt thuốc vào âm đạo mỗi tối 1 lần. Trị 225 ca, sau 3 – 12 lần, hết triệu chứng và kiểm tra trùng roi âm tính có 193 ca khỏi, tỉ lệ 85,8%.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc đã biết cách sử dụng vị thuốc Nam viễn chí để điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.

Trần Yến – tapchisuckhoe.edu.vn