Tác dụng của cây lá bỏng trong đời sống hằng ngày

Cây lá bỏng có một tên khoa học là Kalanchoe pinata (Lam.) Pers. Cây họ thuốc bỏng (Crassulaceae), còn được gọi nhiều tên khác như cây trường sinh, cây sống đời, diệp sinh căn, thuốc bỏng…dùng để chữa bệnh.

Tác dụng của cây lá bỏng trong đời sống hằng ngày

Tác dụng của cây lá bỏng trong đời sống hằng ngày

Theo các chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định, cây bỏng có thể trồng làm cây thuốc chữa nhiều bệnh như viêm họng, trị mụn nhọt, trĩ nội, đau xương khớp, sỏi thận, bệnh gút…Dưới đây là công dụng thực sự của cây lá bỏng mà có thể bạn chưa biết.

Những điều cần biết về đặc điểm của cây lá bỏng

Cây lá bỏng là loại cây mọc hoang nhưng cũng được người dân trồng nhiều vừa sử dụng để làm cảnh vừa dùng để làm thuốc. Cây lá bỏng là một loại cây thường được trồng trong vườn nhà làm cảnh và làm thuốc. Cây cao cỡ 40 60cm, thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đôi, chéo chữ thập, đơn hoặc gồm 3 4 lá chét dầy; mép khía răng cưa tròn. Hoa màu đỏ hay vàng cam, rủ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay ở lá bên cạnh. Mùa hoa vào tháng 2 đến tháng 5.

Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có các tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, tiêu độc…Ngoài tác dụng đặc trưng là trị bỏng như tên gọi, cây lá bỏng còn được dùng để chữa bệnh sỏi thận, bệnh gút, cao huyết áp, ung loét, các loại bệnh về da, giảm sốt, chữa đau đầu, tức ngực, giảm ho, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt…Ở một số vùng, người ta lấy lá bỏng non để nấu canh ăn và được dùng làm thuốc đắp lên vết thương, mụn nhọt, mắt đỏ sưng đau. Do trong lá có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn vậy nên cây lá bỏng còn được dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở trong và ngoài cơ thể như chữa bệnh đường ruột, viêm ruột, trĩ nội, viêm loét dạ dày…

Riêng với trường hợp người uống rượu, dân gian có 1 bài thuốc rất hay và hiệu quả để giải rượu, trừ say là sau khi uống rượu lấy 10 lá bỏng rửa sạch, nhai và nuốt trực tiếp. Chỉ sau 10 phút nhanh chóng, nước lá bỏng sẽ làm mất tác dụng của rượu trong cơ thể, giúp người say tỉnh táo trở lại.

Những điều cần biết về đặc điểm của cây lá bỏng

Những điều cần biết về đặc điểm của cây lá bỏng

Những bài thuốc hay từ cây lá bỏng có thể bạn chưa biết

Các bác sĩ chuyên về Thuốc Bắc Nam cũng đã chia sẻ một số tác dụng thú vị của cây lá bỏng đến độc giả bao gồm:

– Chữa bỏng nhẹ: Lá bỏng lấy một lượng đủ dùng, rửa sạch bằng nước muối loãng, để ráo, cho thêm 1 chút muối rồi giã nát. Dùng nước cốt lọc bôi lên hoặc đắp cả bã lẫn nước lên vết bỏng.

– Chữa viêm họng: Lấy 10 lá bỏng rửa thật sạch. Sáng lấy 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá nhai kỹ, ngậm 1 lúc rồi nuốt cả bã trong vòng khoảng 3 -5 ngày là khỏi.

– Chữa viêm xoang mũi: Lấy 2 lá bỏng rửa sạch bằng nước muối loãng, giã nát. Dùng bông thấm nước cốt nút vào lỗ mũi ngày từ 4,5 lần. Nếu bị viêm cả 2 bên mũi thì sáng nút một bên và chiều nút một bên.

– Trị thương: Đắp lá bỏng đã giã nhuyễn lên vết thương, cứ sau 3 giờ lại thay bằng lượt lá khác.

– Chữa trĩ nội: Rửa sạch hậu môn bằng nước muối. Lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt bớt nước và đắp vào hậu môn, dùng miếng gạc băng vào.

Mỗi ngày làm như vậy 3 lần với liều lượng sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá. Sử dụng liên tục trong khoảng 20 – 45 ngày là khỏi.

– Chữa nhức đầu: Đun lá bỏng ở trong lò vi sóng hoặc trên bếp lửa vài giây cho lá bỏng nóng lên và mềm ra. Sau đó đắp lên trán khi lá vẫn còn đang nóng.

Những bài thuốc hay từ cây lá bỏng có thể bạn chưa biết

Những bài thuốc hay từ cây lá bỏng có thể bạn chưa biết

– Giảm đau lưng, đau xương khớp: Làm nóng và mềm lá bỏng theo cách trên, đắp lá bỏng đã làm nóng lên vùng bị đau khi còn nóng. Nếu cần di chuyển thì có thể sử dụng khăn quấn lá bỏng xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.

– Chữa mất ngủ: Chiều và tối ăn mỗi lần khoảng 8 lá bỏng sẽ giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.

– Chữa chảy máu cam: sử dụng nước cốt lá bỏng chấm vào 2 bên lỗ mũi bằng bông gòn.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn