Tác dụng của rau khúc có thể bạn chưa biết

Rau Khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế. Có tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn, chữa ho nhiều đờm, suyễn thở, cảm lạnh phát sốt, đau gân cốt, bạch đới, ung thũng.

Tác dụng của rau khúc có thể bạn chưa biết

Tác dụng của rau khúc có thể bạn chưa biết

Rau khúc còn có tên phật nhĩ thảo “thanh minh thảo”, tên khoa học là Gnaphalium indicum, thuộc họ Cúc. Cây rau khúc mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô. Lá khúc nếp dùng làm bánh khúc lá khúc tẻ dùng làm thuốc.

Lợi ích của rau khúc

Rau khúc không chỉ bổ dưỡng mà còn có nhiều dược tính. Ngay từ xa xưa, người dân đã biết sử dụng loại rau này như một vị thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y, rau khúc có vị đắng, tính mát, tác dụng giải nhiệt, giải độc, sữa mụn nhọt, vàng da, vàng mắt, sốt, lên sởi… Loại rau này còn được dùng để hạ huyết áp, giúp lưu thông máu, nhất là ở vùng tĩnh mạch và mao mạch.

Rau khúc còn có tác dụng lợi tiểu nhẹ.

Các thầy lang thời xưa dùng rau khúc để chữa các bệnh như vẩy nến, eczema, nhiễm trùng đường hô hấp, mệt mỏi, sốt, cảm lạnh, viêm gan, động kinh và cả bệnh giang mai.

Theo y học hiện đại, rau khúc có thể sử dụng để chống lại sự lão hóa của da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da. Vì vậy, có thể dùng chiết xuất của loại rau này trong những ứng dụng làm đẹp.

Ngoài ra, trang thuốc Bắc Nam còn thông tin rau khúc có thể dùng để chống loét dạ dày, kháng virus, kháng nấm.

Ngoài ra rau khúc có thể sử dụng làm giảm sưng, giúp lưu thông máu trong cơ thể, dùng để điều trị rất tốt trong các bệnh giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch…

Lợi ích của rau khúc

Lợi ích của rau khúc

Một số bài thuốc chữa bệnh có dùng rau khúc

  • Chữa cảm lạnh phát sốt: Dùng toàn cây rau khúc khô 15 – 20g, sắc nước uống trong ngày.
  • Chữa ho nhiều đờm: dùng rau khúc khô 15 – 20g, đường phèn 15 – 20g, sắc nước uống trong ngày.
  • Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: dùng rau khúc khô 30g sắc uống hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 10g cùng sắc uống.
  • Chữa viêm phế quản, suyễn thở do lạnh: dùng rau khúc khô 15g, hoàng giới tử 15g, tiền hồ 9g, vân vụ thảo 9g, thiên trúc tử 12g, tề ni căn 30g sắc nước uống trong ngày, liên tục 5 ngày. Nói chung cần uống hàng tháng mới thấy rõ tác dụng.
  • Chữa tăng huyết áp: rau khúc 30g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.
  • Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng: dùng toàn cây rau khúc 30 – 60g sắc nước uống trong ngày.
  • Chữa thống phong (gút): dùng lá và cành non cây rau khúc giã nát đắp vào những chỗ sưng đau.
  • Chữa phù thũng do tỳ hư (chức năng tiêu hóa suy yếu): dùng toàn cây rau khúc khô 60g, sắc nước uống trong ngày.
  • Chữa khí hư bạch đới: dùng rau khúc 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 15g, thổ ngưu tất 12g sắc nước uống trong ngày. Chú ý: Không uống trong những ngày đang hành kinh, có thể gây rong huyết.
  • Chữa nhọt đầu đinh mới mọc: dùng lá rau khúc tươi trộn với cơm nguội và vài hạt muối đắp lên nhọt.
  • Chữa ngộ độc đậu tằm (đậu răng ngựa, đậu la hán): dùng rau khúc khô 60g, xa tiền thảo 30g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 30g, nhân trần 15g. Nước 1.200ml, sắc cạn còn 800ml hòa thêm đường vào uống thay trà trong ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh có dùng rau khúc

Một số bài thuốc chữa bệnh có dùng rau khúc

Lưu ý: Ngoài cây rau khúc nói trên, còn có một loài rau khúc khác (Gnaphalium multiceps Wall), cây cao hơn, hoa hình đầu màu vàng. Cũng được dùng làm thuốc với cùng tác dụng.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn