Tác dụng tinh dầu sả đối với sức khỏe con người là gì?

Tinh dầu sả có tính ấm, mùi thơm mát đặc trưng được sử dụng để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho cả gia đình. Vậy tinh dầu xả có tác dụng chữa bệnh ra sao?

Tác dụng tinh dầu sả đối với sức khỏe con người là gì?

Tác dụng tinh dầu sả đối với sức khỏe con người là gì?

Theo các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì tinh dầu sả có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm…Chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm tinh dầu sả

Cây sả có tên khoa học là Cymbopogon nardus. Tinh dầu sả được chiết xuất từ thân và lá của cây sả bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Tinh dầu sả đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc, Sri Lanka, Đông Nam Á. Và Việt Nam là một nước sử dụng sả khá lâu đời trong chữa bệnh và nguyên liệu nấu ăn. Ngoài ra, tinh dầu sả được sử dụng để xua đuổi côn trùng và làm đẹp.

Có những loại tinh dầu sả nào? Thành phần ra sao?

Hiện nay, chúng ta có 3 loại chính được sử dụng để tạo ra tinh dầu nguyên chất:

  1. Tinh dầu sả Ceylon

Loại này thu được từ loài Cymbopogon nardus. Thành phần của tinh dầu sả Ceylon gồm chủ yếu là citronellal; geraniol. Nó có mùi hương tương nhẹ nhàng như tinh dầu họ cam quýt, tinh dầu quế.

  1. Tinh dầu sả Java

Được chiết xuất từ loài sả có tên Cymbopogon winterianus. Thành phần chính yếu là geraniol. Nó có màu sậm hơn và mùi hương tương tự tinh dầu chanh.

  1. Tinh dầu sả chanh

Sả chanh hay còn gọi là sả dịu, đây là loại tinh dầu sả phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Đây là loại sả được trồng phổ biến tại nước ta, và còn dùng làm gia vị chính.

Nhìn chung cả 3 loại tinh dầu này đều có tác dụng tương tự nhau. Dưới đây là bài viết của các chuyên gia trên mục thuốc Bắc Nam về tinh dầu sả được sử dụng nhiều ở Việt Nam.

Có những loại tinh dầu sả nào? Thành phần ra sao?

Có những loại tinh dầu sả nào? Thành phần ra sao?

Tác dụng của tinh dầu sả đối với sức khỏe

  • Thuốc đuổi côn trùng tự nhiên

Tinh dầu sả được sử dụng như là một loại có nguồn gốc tự nhiên dùng chống côn trùng. Theo các nghiên cứu cho thấy tinh dầu sả còn  có khả năng đẩy lùi loài muỗi Aedes aegypti. Một loài muỗi làm lây lan bệnh sốt xuất huyết và virus zika.

Cách sử dụng: Bôi tinh dầu sả 30-60 phút/ lần để duy trì tác dụng xua đuổi muỗi hay côn trùng. Hoặc sử dụng pha với tinh dầu dừa rồi thoa lên da hoặc cho vào bình để xịt lên quấn áo, tóc.

  • Giảm căng thẳng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu sả có khả năng kích thích hoạt động của hệ thần giao cảm, góp phần làm giảm căng thẳng, giải tỏa stress.

Cách sử dụng: Cho tinh dầu sả  khuếch tán khắp phòng hoặc hít mỗi khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi; có thể sử dụng hàng ngày.

  • Giảm đau

Tinh dầu sả có khả năng giảm quá trình oxy hóa trong cơ thể  vì trong nó có chứa các hợp chất có tác dụng chống lại các gốc tự do. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra một chất dễ bay hơi có trong tinh dầu sả tên là geraniol, có khả năng chống lại quá trình oxy hóa từ đó chống lại các gốc tự do.

Cũng chính nhờ điều này mà đối với các trường hợp đau cơ, đau khớp thì chúng ta có thể loại tinh dầu này để làm thuốc giảm đau tự nhiên. 4. Tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy hoạt tính geraniol có trong tinh dầu sả có khả năng tiêu diệt các loại ký trùng có trong đường ruột như các loại giun sán. Inh dầu sả là hoàn toàn an toàn và không gây hại gì cho vật chủ.

Tác dụng của tinh dầu sả đối với sức khỏe

Tác dụng của tinh dầu sả đối với sức khỏe

  • Dầu gội, dầu sả tự nhiên

Tinh dầu sả được sử dụng trong dầu gội và dầu sả giúp làm sạch da đầu, tóc, loại bỏ nhờn và gàu khá hiệu quả. Đây được coi là một trong các công được sử dụng khá phổ biến của tinh dầu sả.

  • Kháng khuẩn, kháng nấm

Đối với các tình trạng viêm da, nhiễm nấm candida, nấm móng, vết thương, vết loét thì việc sử dụng tinh dầu sả có thể  bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn và nấm.

Lưu ý khi bạn sử dụng tinh dầu xả:

  • Tránh cho tinh dầu sả rơi vào mắt và các vết thương hở.
  • Dùng xong đậy kín nắp và tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn