Đinh lăng được sử dụng bởi nó có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh. Tất cả các bộ phận cây đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc, nhưng khi sử dụng tuyệt đối không nên tùy tiện.
- Những công dụng bất ngờ của kỷ tử
- Những công dụng bất ngờ của thảo quyết minh trong y học
- Khám phá những tác dụng chữa bệnh từ nghệ vàng
Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng đinh lăng bạn nên biết
Bác sĩ Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Đinh lăng là loại cây từng được danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là ‘nhân sâm’ với những công dụng chữa bệnh thần kỳ, cây đinh lăng (cây gỏi cá) là một loại cây khá quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam. Vậy tác dụng và những lưu ý khi sử dụng đinh lăng là gì? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Rễ và lá của cây đinh lăng có những công dụng gì?
Theo thầy Nguyễn Hữu Định giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, giúp thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Ngoài ra, rễ đinh lăng có chứa saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1 cùng 13 loại axit amin rất cần thiết cho cơ thể; lá đinh lăng có vị đắng, tính mát tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.
Lá cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ, suy nhược cơ thể…
Công dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe con người
Trên trang thuốc Bắc Nam chia sẻ thông tin:
- Chữa lành vết thương
Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, bạn chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp trực tiếp lên vết thương sẽ giúp cầm máu và giúp vết thương mau lành hơn.
- Lợi sữa
Trong những đồ uống giúp sản phụ lợi sữa thì không thể không nhắc đến lá đinh lăng. Chỉ cần rửa sạch một nắm lá đinh lăng đem đun sôi, sau đó lấy nước và uống khi nước còn ấm. Nếu nước bị nguội nên hâm lại cho nóng để phát huy công dụng, tránh uống nước đã bị lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.
Công dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe con người
- Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng sắc lấy nước uống có thể giúp chữa các bệnh về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và giúp làm giảm tình trạng viêm loét miệng.
- Bệnh thận
Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Những người mắc bệnh thận có thể uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày để giúp lọc thận hiệu quả.
- Chữa chứng mồ hôi trộm
Trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở vùng đầu thì mẹ hãy dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ thấy tình trạng bé đổ mồ hôi trộm được cải thiện rõ rệt.
- Chữa sưng đau cơ khớp
Lấy khoảng 40gr lá đinh lăng tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi lá khô đi lại thay lá mới, đắp liên tục như vậy sẽ giúp vết sưng đau nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.
Một số lưu ý khi dùng cây đinh lăng chữa bệnh
Khi nghiên cứu về loại cây này, các nhà khoa học cho biết, rễ (củ) cây đinh lăng từ 6 tuổi trở lên đều rất quý. Tuy nhiên, trong cây đinh lăng có chứa chất saponin nếu dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… Do vậy, sử dụng đinh lăng làm thuốc chỉ nên dùng đúng liều lượng (Ví dụ: Rễ đinh lăng mỗi lần dùng chỉ từ 10 – 20g rễ đã sao khô, sấy khô là đủ).
Một số lưu ý khi dùng cây đinh lăng chữa bệnh
Đặc biệt, với rễ cây đinh lăng khi sử dụng mọi người nên dùng những cây từ 3 – 5 tuổi trở lên.
Trên đây là công dụng chữa bệnh của cây đinh lăng cũng như một vài lưu ý khi sử dụng, hi vọng với những thông tin trên mọi người sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây thuốc quý xung quanh mình.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn