Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp và biện pháp điều trị hiệu quả

Bệnh thoái hóa khớp bệnh lý rất thường gặp ở người trung tuổi và cao tuổi, liên quan tới quá trình lão hóa tự nhiên và tất yếu của cơ thể, bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người bệnh.

Thoái hóa khớp là bệnh như thế nào?

Theo chai sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, thoái hóa khớp là tình trạng thoái hóa xảy ra tại ổ khớp với tổn thương điển hình là tổn thương sụn, xương dưới sụn và giảm thiểu số lượng cũng như chất lượng của dịch khớp. Lớp sụn trở nên xù xì, có thể trơ đầu xương ra dưới sụn… làm cho vận động khó khăn, đau đớn. Sự thay đổi này có dẫn tới phản ứng gây viêm, tạo nên những đợt viêm khớp với triệu chứng đau đớn và sưng tấy. Các vị trí khớp thoái hóa thường gặp theo thứ tự: Cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay và các khớp khác…Thoái hóa khớp được chia thành 2 thể chính dựa theo nguyên nhân đó là thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát.

  • Nguyên phát: Là tình trạng thoái hóa không có nguyên nhân rõ ràng, hầu như đó là kết quả của sự thoái hóa thường gặp ở người cao tuổi, thoái hóa ở nhiều vị trí, tiến triển chậm và tăng dần theo tuổi, mức độ thường không nặng.
  • Thứ phát: Là khớp thoái hóa do nguyên nhân cơ học có thể do chấn thương, lao động nặng khiến cho khớp chịu lực quá mức gây tổn thương sụn khớp không hồi phục gây thoái hóa với đặc điểm: Gặp ở mọi lứa tuổi, khu trú ở một vài vị trí, bệnh thường nặng và tiến triển nhanh chóng.

Nhận biết bản thân hay người nhà bị thoái hóa khớp sớm thông qua các dấu hiệu: Bệnh nhân thường đau nhiều khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Đau khu trú ở vị trí khớp hay cột sống bị thoái hóa ít khi lan xa, trừ khi có chèn ép thần kinh; Cảm giác đau âm ỉ, đôi khi là đau chói khi vận động ở tư thế bất lợi; Đau nhiều về chiều và giảm dần về đêm và sáng sớm; Đau thường diễn biến thành từng đợt, có khi đau liên tục tăng dần, thường không kèm theo các biểu hiện viêm như sốt hay sưng nóng đỏ đau tại khớp viêm.

Hạn chế vận động khớp do khớp thoái hóa kèm theo phản xạ co cứng cơ kèm theo dẫn tới bệnh nhân không quay đầu, cúi cổ hay gập lưng như bình thường được. Ngoài ra còn có các biểu hiện teo cơ do ít vận động, tiếng lạo xạo khớp khi  vận động, tràn dịch khớp. Để đánh giá mức độ thoái hóa khớp các bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua hình ảnh XQ, CT, MRI… chụp khớp.

nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp đó là giảm đau, duy trì và phục hồi chức năng vận động của khớp

Nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp đó là giảm đau, duy trì và phục hồi chức năng vận động của khớp

Điều trị thoái hóa khớp

Mục tiêu và nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp đó là giảm đau, duy trì và phục hồi chức năng vận động của khớp… Hiện nay có 2 hướng điều trị thoái hóa khớp chính đó là điều trị bằng y học hiện đại và điều trị bằng y học cổ truyền.

Dược sĩ Đại học tư vấn, điều trị thoái hóa khớp tập trung vào dùng thuốc và tập vận động phục hồi chức năng. Các thuốc dùng chủ yếu là điều trị triệu chứng với tác dụng chống viêm, giảm đau nhanh chóng nhất thời, nhưng nếu sử dụng quá nhiều và kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Can thiệp ngoại khoa trong điều trị áp dụng là phẫu thuật thay khớp, thay sụn khớp với chi phí cao.

Điều trị thoái hóa khớp bằng đông y thì tập trung vào điều trị nguyên nhân của thoái hóa khớp nên tác dụng thường chậm hơn. Dựa vào lý luận y học cổ truyền sử dụng những dược liệu bồi bổ giúp cải thiện sụn khớp, tăng tạo dịch khớp…

Thoái hóa khớp không có thuốc điều trị hay phòng bệnh đặc hiệu. Lời khuyên để phòng thoái hóa khớp đó là tập thể dục đều đặn, lao động vừa sức, tránh béo phì, đái tháo đường…

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn