Xông hơi là phương pháp điều trị phổ biến trong Đông y với những loại lá, củ quen thuộc dùng để điều trị các chứng nhức mỏi, cảm lạnh, sợ gió, sợ lạnh, hắt hoi, sổ mũi…
- Quất từ cây cảnh đẹp ngày Tết đến vị thuốc hay trong YHCT
- Y học cổ truyền mách bài thuốc hay từ lá trầu không
- Khám phá những vị thuốc có trong chiếc bánh chưng ngày Tết
Trường hợp nào nên sử dụng phương pháp xông hơi?
Bác sĩ Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cảnh báo không phải trường hợp nào cũng áp dụng phương pháp xông hơi. Đối với những người mắc các chứng như nhiễm nước, cơ thể có cảm giác sợ gió, sợ lạnh, nhức mỏi, kèm theo hắt hoi, sổ mũi hoặc bị sốt mà không ra mồ hôi thì bạn có thể áp dụng liệu pháp này.
Các loại lá dùng trong xông hơi
Trong y học cổ truyền, xông hơi là phương pháp quen thuộc để trị các chứng bệnh thường gặp. Do đó, các loại thảo dược trong bài thuốc cũng khá đơn giản, dễ tìm. Theo các thầy thuốc Đông y, lá xông có các nhóm chính như sau:
- Lá có tác dụng hạ nhiệt như: tre, chùm ruột, duối,…
- Lá có tác dụng kháng khuẩn: ngải cứu, đu đủ, hành, lá hoặc củ tỏi, xoài, …
- Lá có chứa tinh dầu: é tía, ngũ trảo, sả, bưởi, chanh, khuynh diệp (bạch đàn), trầu, húng, bạc hà, lá hoặc củ gừng…
Sử dụng các loại lá trên khi còn tươu, đem rửa sạch, nấu sôi, dùng hơi nóng tỏa ra để xông. Đặc biệt trong từng điều kiện, không nhất thiết phải có đầy đỉ các loại lá trên theo như bài thuốc. Chỉ cần các loại lá như: ngải cứu, lá đu đủ, lá bưởi (hoặc chanh), lá tre, sả, trầu, cùng củ gừng tươi là có thể có được một nồi xông.
Cách nấu lá xông đúng
Các lá dùng để xông đem rửa sạch, đổ nước 2/3 nồi, sau đó cho lá có tác dụng hạ nhiệt vào trước. Tiếp theo khi nước gần xôi thì cho lá có tác dụng kháng khuẩn vào và cuối cùng là lá chứa tinh dầu.
Lưu ý: Không cho tất cả các loại lá vào cùng 1 lượt, bởi tinh dầu rất dễ bay hơi và chúng sẽ giảm tác dụng điều trị nếu bạn cho cùng 1 lúc. Cần canh lửa vừa phải, nắp nồi đậy kín, khi nước sôi trở lại 2 – 3 phút thì bắc xuống và xông ngay.
Hướng dẫn các xông hơi trị bệnh hiệu quả
Khi thấy nồi nước xông chuẩn bị sôi thì cho người bệnh cởi bỏ quần áo ngoài. Người bệnh ngồi trên một mặt phẳng, tư thế xếp bằng hoặc xếp chân sang một bên, đầu ngẩng cao, nghiêng sang một bên để tránh hơi nước phả mạnh vào mặt, đặt nồi nước xông trước mặt, khăn trùm kín, sau đó từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra. Lưu ý là phòng xông cần đủ kín; hé vung một cách từ từ sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được.
Để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang, bác sĩ tư vấn chữa bệnh khuyên bạn cần hít thở mạnh và sâu. Thời gian xông hơi khoảng 10 – 15 phút. Sau khi xong, mở chăn ra, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch. Có thể cho người bệnh uống 1 chén nước trong của nồi nước xông và pha thêm nước ấm vào nồi nước xông sao cho đạt 37 – 380C rồi tắm trong phòng kín gió, lau khô cơ thể, mặc quần áo sạch. Riêng đối với những trường hợp là người già yếu, suy nhược cơ thể, mắc bệnh mãn tính,… thì cần có người ngồi phía sau giữ vai tránh cho người bệnh khỏi ngã. Sau khi xông xong, người bệnh cần dùng chén cháo giải cảm. Việc ăn nóng sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe.
Tuy nhiên cần nhớ rằng, đây là phương pháp chỉ nên áp dụng trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Bởi lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên xông hơi góp phần mở lối cho khí độc thoát ra ngoài. Đối với trường hợp cảm đã nhiễm sâu vào bên trong thì lúc đó không nên xông mà cần áp dụng phương pháp điều trị khác.
Trong quá trình xông nếu thấy tức ngực, khó thở, bủn rủn, choáng váng,… thì cần ngừng ngay, riêng trường hợp bị sốc nặng cần đưa tới bệnh viện ngay để cấp cứu. Không nên tùy tiện xông hơi đối với các trường hợp co giật do nhiễm khuẩn (như viêm họng, chấn thương, ho, nhiễm trùng…), bị sốt cao; không áp dụng liệu pháp xông hơi đối với các trường hợp mất máu nhiều, mất nước, người ra nhiều mồ hôi, già yếu lú lẫn, chóng mặt, mắc bệnh ngoài da, người bệnh nặng mới ốm dậy, bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn