Cây kim ngân được trồng nhiều trong nhà với ý nghĩa mang lại tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên, cây kim ngân còn có nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả mà ít ai biết đến.
- Tác dụng tuyệt vời từ cà gai leo đối với con người là gì?
- Lợi ích tuyệt vời của cây vối mang lại cho sức khỏe
- Công dụng và những lưu ý khi sử dụng bột sắn dây bạn nên biết
Đặc điểm cây Kim ngân hoa
Bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Cây kim ngân hay còn gọi là nhẫn đông (Lonicera japonica Thunb.), họ Kim ngân (Caprifoliaceae), là loại thân leo quấn. Thân non có lông màu nâu đỏ, thường mọc thành bụi, lá cây mọc đối xứng, hình trứng và xanh tốt quanh năm. Hoa mọc ở kẽ lá có màu trắng, sau dần ngả màu vàng, trên cùng một cành có cả hoa màu trắng và màu vàng, vì thế có tên là Kim (vàng), ngân (trắng), khi hình thành quả có hình cầu màu đen.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp cây kim ngân ở nhiều các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình, Hà Tây…Hiện nay ngoài mọc hoang, kim ngân đã được trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc.
Bộ phận dùng và thu hái
Theo Dược sĩ tư vấn Đặng Nam Anh – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bộ phận dùng làm thuốc của cây kim ngân là hoa (Kim ngân hoa), thân và cành lá. Hoa được thu hái khi hoa chưa nở hay mới nở, đem sấy khô hoặc phơi khô. Kim ngân hoa có màu vàng ngà, mùi thơm đặc biệt. Thân, cành và lá thu hái quanh năm, đem phơi sấy khô.
Thành phần hóa học của Kim ngân hoa
Hoa của cây Lonicera japonica có flavonoid thuộc nhóm navon là linocerin, inozỉtol, carotenoid như ε-caroten, cryptoxanthin, auroxanthin.
Toàn cây có saponin, luteolin, inosilol, carotenoid là cryptoxanthin.
Tác dụng chữa bệnh của Kim ngân hoa
Nhiều nghiên cứu về hoa kim ngân đã được thực hiện, cho thấy rằng nước sắc hoa kim ngân có tác dụng trên thỏ, làm tăng đường huyết ở thỏ, tác dụng chống phản vệ, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cẩu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, lỵ shigella, dịch hạch bạch hầu, liên cầu khuẩn..
Theo Đông y, kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thanh giải biểu nhiệt, thanh giải thấp nhiệt. Chủ trị các bệnh mụn nhọt, đinh độc, nhọt vú, dị ứng, mẩn ngứa.
Dùng ngoài để trị các chứng bệnh: ngoại cảm phong nhiệt, sốt nóng trong các bệnh thời kỳ đầu, hoặc tiểu tiện ra máu, sưng đau hầu họng, viêm amidan, đau họng, viêm mắt…
Liều dùng khuyến cáo là 15-20g/ngày(hoa), dùng dưới dạng thuốc hãm, sắc.
Lưu ý: những người thể hàn, hoặc trường hợp mụn nhọt đã vỡ mủ loét thì không nên dùng. Dây kim ngân có tác dụng thanh nhiệt giải độc nhưng yếu hơn hoa kim ngân, tác dụng lưu thông kinh lạc, dùng trị các đau nhức gân cơ.
Một số bài thuốc ứng dụng hoa Kim ngân để điều trị bệnh
– Kim ngân hoa trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng: kim ngân hoa 15g, ké đầu ngựa 15g, kinh giới 15g, hãm hoặc sắc uống, ngày uống 3-4 lần.
– Kim ngân hoa trị cảm mạo phong nhiệt, trị dị ứng: kim ngân hoa 15g, liên kiều 12g, cát cánh 10g, bạc hà 10g, kinh giới 12g, đạm đậu xị 8g, đun sắc uống, ngày uống 3-4 lần.
– Kim ngân hoa trị sốt xuất huyết: kim ngân hoa 15g, rễ cỏ tranh 12g, cỏ nhọ nồi (sao cháy) 10g, hoa hòe (sao cháy) 10g, liên kiều 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 8g. sắc uống ngày 1 thang uống 3-4 lần.
– Kim ngân hoa trị viêm gan do virus: kim ngân hoa 15g, xa tiền tử 12g, nhân trần 15g, hoàng cầm 12g, phục linh 12g, cam thảo 10g.
Để biết nhiều hơn về vị thuốc đông y này, bạn có thể tham khảo thông tin từ những những người có chuyên môn, các thầy thuốc uy tín. Bên cạnh đó không được tùy ý sử dụng mà cần có sự chỉ định của thầy thuốc.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn