Chúng ta chỉ biết đến lá lốt như một nguyên liệu dùng để chế biến món ăn. Thế nhưng đây lại là vị thuốc không thể thiếu trong hàng loạt các bài thuốc dùng để điều trị bệnh về xương khớp (thấp khớp, đau khớp, gout), viêm xoang, yếu sinh lý.
- Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ một số bài thuốc từ tang kí sinh
- Tìm hiểu những tác dụng dược lý của vị thuốc đông y Đương quy
Lá lốt một trong những loại lá quen thuộc với người dân Việt
Tìm hiểu về lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C.DC, thuộc họ nhà hồ tiêu (Piperaceae). Nhiều người biết đến lá lốt với một tên gọi khác là cây Tất Bát. Đây là nguyên liệu dùng để nấu ăn khá nổi tiếng của Việt Nam như món om, món chả, chiên, xào… mang đến một hương vị đặc biệt khiến người dùng không thể cưỡng lại được.
Được biết, lá lốt có nguồn gốc từ Việt Nam, Lào, Campuchia và một số hoàn đảo nằm ở khu vực phía Tây Nam – Thái Bình Dương. Hiện nay, loại cây này được trong khắp nơi trên đất nước ta nên mọi người không khó khăn gì khi tìm kiếm, đặc biệt giá thành của nó lại rất rẻ.
Lá lốt ưa mọc tại những nơi ẩm ướt ở các vùng trung du và miền núi. Màu sắc bao phủ toàn bộ cây là màu xanh trông rất mát mắt. Nó mọc thẳng khi còn non và bắt đầu mọc trườn dài trên mặt đất khi cây đã lớn. Cây có lá đơn hình tim, nhẵn, gân lá chẳng chịt hình mạng lưới, đầu lá thuôn nhẹ.
Lá và thân của cây thường chứa các ancaloit (amin nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra) và tinh dầu có thành phần chính là beta- caryophylen. Trong khi đó phần rễ của cây chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là benzylaxetat.
Lá lốt có tác dụng gì?
Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, lá lốt có tính ấm, hơi cay, vị nồng nên có công dụng trừ lạnh vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, với đặc tính như vậy, nhiều người còn sử dụng nó để làm ấm bụng, giảm đau, đầy hơi, khó tiêu, trị nôn mửa hoặc đau đầu vì cảm lạnh…
Từ xưa đến nay, trong y học cổ truyền, các lương y thường khéo léo kết hợp lá lốt với một vị thuốc thảo dược khác như lá xương sông, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước để tạo thành một thang thuốc giúp điều trị bệnh vô cùng hiệu quả.
Không chỉ được dùng bằng cách sắc lấy nước uống hoặc giã nát đắp lên vùng bị tổn thương, mọi người có thể sử dụng loại dược liệu này dưới dạng nước ngâm chân cũng được. Lá lốt ngâm chân giúp giảm bớt nỗi đau do một số bệnh xương khớp gây ra, giúp toàn thân được thả lỏng, thư giãn sau một ngày làm việc vất vả.
Lá lốt giúp điều trị bệnh xương khớp rất tốt
Bài thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp có sử dụng lá lốt
Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực nấu nướng, lá lốt còn được biết đến là nguyên liệu nhất định phải có trong một số bài thuốc điều trị bệnh. Dưới đây là một số bệnh có thể được điều trị bằng cây lá lốt đã được các danh y nổi tiếng trong nước chứng thực như sau:
Chữa bệnh thấp khớp
- Nguyên liệu: 12g cho mỗi loại gồm lá lốt, rễ cỏ xước, đơn gốc hạc, chìa vôi, rễ quýt rừng, hoàng lực
- Cách làm: Rửa sạch tất cả các thành phần kể trên. Cho vào nồi nước và sắc thành thuốc uống. Chia đều thuốc thành 2 lần uống mỗi ngày và sử dụng liên tục như vậy cho đến khi tình trạng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Chữa đau khớp
Cách làm:
- Rửa sạch 20-25g lá cây Tất Bát, để ráo nước
- Cho nguyên liệu vào máy xay xay nhuyễn cùng với một vài hạt muối biển
- Đổ hỗn hợp vào nồi nước đun sôi trên ngọn lửa nhỏ
- Dùng thìa hoặc đũa quấy đều nồi nước để hỗn hợp không bị cháy
- Để hỗn hợp nguội bớt một chút rồi đổ vào túi chườm hoặc khăn mặt
- Chườm vào chỗ xương khớp bị đau
- Thực hiện 2-3 lần/ngày để thuốc phát huy tối đa tác dụng
Chữa đau khớp khi trời trở lạnh
Bệnh nhân hãy lấy khoảng 30g lá lốt tươi hoặc 10g loại đã được phơi khô, cho vào nồi cùng với hai bát nước. Mọi người hãy đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi còn khoảng ½ bát thì tắt bếp rồi lọc lấy nước uống.
Các khuyên người bệnh nên dùng loại thuốc sắc này mỗi ngày sau khi ăn tối. Kiên trì thực hiện trong vòng 10 ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm.
Chữa viêm khớp
Nguyên liệu: 15g cây vòi voi; 15g cây lá lốt; 15g cây cỏ xước; 15g rễ bưởi bụng.
Cách làm:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu
- Để ráo rồi sao vàng
- Cho vào ấm sắc thành thuốc
- Lọc lấy nước uống và chia làm 3 lần uống
Chữa bệnh gout
Cách làm:
- Mỗi ngày dùng 5-10g lá lốt phơi khô, nếu lá tươi thì cần 15-30g
- Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi cùng với 2 bát nước
- Đun lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi còn ½ bát
- Lọc lấy nước uống sau khi ăn tối liên tục trong vòng 10 ngày
Những lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa bệnh
Trang Tạp chí sức khỏe chia sẻ: Lá lốt tuy có hiệu quả chữa bệnh và vô cùng tốt cho sức khỏe, thế nhưng khi sử dụng, mọi người cần phải đặc biệt lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.
- Không dùng quá liều vì đôi khi nó có thể biến thành thuốc độc.
- Người đang bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón thì không nên sử dụng loại thảo dược này để bất kỳ một bệnh gì.
- Không tự ý kết hợp lá lốt với các nguyên liệu khác để điều trị bệnh mà chưa có chỉ định của người có chuyên môn.
- Mỗi thang thuốc sắc từ thực phẩm này cần được sử dụng hết trong ngày, không để qua đêm trong tủ lạnh.
- Sau một thời gian áp dụng các mẹo trên để điều trị bệnh, nếu như bệnh không có tiến triển tốt, người dùng nên tìm phương hướng giải quyết khác.
- Khi dùng loại dược liệu này để đắp lên vùng xương khớp bị tổn thương, ngay sau đó nếu khu vực này bị mẩn đỏ, xuất hiện các nốt đỏ thì người bệnh nên ngừng ngay lại.
Hạn chế uống rượu bia trong khi điều trị bệnh bằng dược liệu này.