Hướng dẫn bài thuốc điều trị bệnh từ dã hồng hoa trong YHCT

Dã hồng hoa trong y học cổ truyền có vị ngọt đắng, tính lương; vào kinh Can, được dùng phổ biến hiện nay với tác dụng tán ứ tiêu ung, lương huyết cầm máu, thông sữa giải độc.

Hướng dẫn bài thuốc điều trị bệnh từ dã hồng hoa trong YHCT
Hướng dẫn bài thuốc điều trị bệnh từ dã hồng hoa trong YHCT

Dã hồng hoa còn mang nhiều tên gọi khác nhau như ô rô, đại kế, sơn ngưu bàng, thích kế, mã kế. Về thành phần hóa học, toàn cây chứa tinh dầu, các sterol, flavonoid,… Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây Đại kế (Cnicus japonicum DC.), (Circus japonicus (DC.) Maxim.), thuộc họ Cúc (Asteraceae). Bên cạnh đó, trong thế giới dược liệu còn có cây tiểu kế (Cephalanoplosis segetum (Bunge.) Kitam.), cùng họ cúc, có tên thích nhi trà, cùng tính vị và tác dụng lương huyết như đại kế nhưng thường dùng khi tiểu tiện ra máu.

Theo Bác sĩ Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, dã hồng hoa vị ngọt đắng, tính lương; vào kinh Can. Tác dụng tán ứ tiêu ung, lương huyết cầm máu, thông sữa giải độc. Điều trị các chứng hạ huyết áp, ung thư tuyến giáp, viêm gan, viêm bàng quang, sưng hạch lâm ba, có tác dụng tiêu mỡ máu… Dã hồng hoa còn có thể dùng điều trị eczema, nhọt, lở sơn, lở ngứa, trị chàm. Liều dùng: 12 – 20g (dạng khô) hoặc 60 – 120g tươi.

Bài thuốc điều trị từ vị thuốc dã hồng hoa

Tác dụng tan ứ tiêu ung. Trị mụn nhọt, viêm ruột: Người bệnh có thể áp dụng một trong những bài thuốc sau:

Bài 1: Dã hồng hoa tươi đem giã nát, đắp ngoài. Bài thuốc có tác dụng trị mụn nhọt.

Bài 2: Xuyến thảo 12g, ngưu tất 12g, đại du 12g, kim ngân hoa 16g. Tất cả đem sắc nước uống. Ngoài ra, bạn có thể dùng dã hồng hoa tươi 63g giã nát, vắt lấy nước để uống, có tác dụng trị các loại mụn nhọt.

Dã hồng hoa với nhiều công dụng trị bệnh
Dã hồng hoa với nhiều công dụng trị bệnh

Bài 3: Dã hồng hoa, tây thảo, địa du, kim ngân, ngưu tất, liều lượng bằng nhau. Đem sắc đặc, thêm ít đồng tiện, uống. Bài thuốc có tác dụng trị viêm loét ruột.

Bài 4: Dã hồng hoa tươi 250g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Mỗi lần 1 thìa canh, ngày uống 2 lần. Trị viêm ruột mạn tính.

Tác dụng lương huyết cầm máu nhờ dã hồng hoa: Bài thuốc dùng trong trường hợp nhiệt gây nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu.

Bài 1: Bột Thập khôi: Dã hồng hoa, lá trắc bách, tiểu kế,  hà diệp, mao căn, xuyến thảo, sơn chi, tông lư, đan bì, đại hoàng liều lượng bằng nhau. Các vị sao tồn tính, làm bột. Mỗi lần dùng 12 – 20g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi để nguội. Bài thuốc có tác dụng trị nôn ra máu.

Bài 2: Bạn có thể dùng toàn cây dã hồng hoa tươi 125 – 200g (hoặc 60 – 120g rễ). Sắc uống. Trị nôn ra máu, ung thư phổi, nôn ra máu mủ đờm hôi.

Bài 3: Rễ tiểu kế, hoạt thạch, sinh địa, mộc thông, ngó sen, bồ hoàng, đạm trúc diệp, chi tử sống, đương quy, cam thảo. Tất cả đem sắc uống. Trị tiểu tiện ra máu.

Bài thuốc có tác dụng hạ đường huyết từ dã hoa hồng
Bài thuốc có tác dụng hạ đường huyết từ dã hoa hồng  

Bài thuốc có tác dụng hạ đường huyết: Bác sĩ tư vấn khuyên dùng Viên hạ áp: Dã hồng hoa tươi 3.000g, thêm nước ngâm trong 30 phút, sắc 3 lần, sau đó trộn 3 lần nước lại với nhau và cô đặc, thêm 20 – 30% tinh bột, sấy khô ở nhiệt độ 90 – 1000, nghiền bột, rây mịn, thêm magie sterat 8%, trộn đều và dập viên 0,5 – 0,65g.

Liều dùng: Ngày uống 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần uống 6 viên. Thuốc có tác dụng trị tăng huyết áp, có hiệu quả tích cực đối với những người tăng huyết áp giai đoạn 1 và 2.

Mặc dù những tác dụng của bệnh là điều khó thể bàn cãi, những đối với những người không ứ trệ hay người hư hàn thì không nên sử dụng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, thầy thuốc điều trị.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn