Nắng nóng kèm theo sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người đặc biệt những người tim mạch và có thể gây nguy cơ đột quỵ do sốc nhiệt.
- Tìm hiểu bệnh tai biến mạch máu não
- Mất trí nhớ hoàn toàn thoáng qua là bệnh gì?
- Lợi ích của việc đạp xe đạp mỗi ngày đối với sức khỏe
Nắng nóng gây nguy cơ đột quỵ
Khi cơ thể vận động, mồ hôi ra nhiều, mất dịch nhiều, nhưng các cơ vận động lại cần được cung cấp máu nhiều hơn. Nếu mất dịch quá nhiều, thân nhiệt tăng lên, các cơ quan bị tổn hại, nhất là hệ thần kinh và tim mạch: người bệnh mất tỉnh táo, không tập trung, tim đập nhanh, huyết áp giảm… Tim đập nhanh và huyết áp giảm là những trở ngại với người có bệnh tim mạch.
Để thích ứng với thời tiết nóng nực, cơ thể điều chỉnh bằng cách tăng tiết mồ hôi và giãn mạch máu ngoại biên. Tăng tiết mồ hôi làm cơ thể mất nước và điện giải, giảm thể tích máu lưu thông, trong khi tim vẫn phải co bóp để đảm bảo bơm đủ lượng máu đi khắp cơ thể. Do thể tích máu giảm nên tim phải làm việc nhiều hơn, tăng sức co bóp và tăng số lần co bóp trong một phút.
Bác sĩ tư vấn những dấu hiệu nguy hiểm khi thời tiết nóng:
Tình trạng tăng thân nhiệt do môi trường có nhiệt độ quá cao gây hạn chế thải nhiệt nhiệt sẽ gây ra hậu quả nhiễm nóng và say nắng. Những bệnh lý này dễ xảy ra hơn ở người có bệnh tim mạch. Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng kiệt sức do nóng gồm: ra mồ hôi nhiều; mệt mỏi; hoa mắt, chóng mặt; mặt đỏ; khó chịu; nhức đầu; nôn ói; da lạnh và ẩm ướt; chân tay, cơ khớp mỏi, mạch nhanh, nhẹ; thở nhanh, nông, khó thở; đái it; mắt lờ đờ, vật vã, kích thích…
Gặp các triệu chứng trên cần vào chỗ thoáng mát, cởi bỏ quần áo lau hoặc phun nước mát khắp người, sử dụng quạt lớn và cho người bệnh nằm nghiêng để hứng được nhiều gió. Cho người bệnh uống nhiều nước bỏ thêm một ít muối để bù nước. Nếu triệu chứng không giảm cần đến các cơ sở y tế để được chăm sóc, điều trị.
Tình trạng bệnh lý nặng nề nhất do thời tiết nóng là sốc nhiệt, xảy ra khi cơ thể không thể điều hòa thân nhiệt. Thân nhiệt có thể tăng lên 40 độ C hoặc cao hơn trong 10-15 phút. Sốc nhiệt có thể gây tử vong hay những hậu quả nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu cảnh báo gồm:
Thân nhiệt tăng trên 40 độ C; không ra mồ hôi; hoa mắt, chóng mặt; đau đầu dữ dội; nôn ói; da đỏ, nóng, khô; mạch nhanh, mạnh; có dấu hiệu thần kinh ngay từ đầu, rất rõ: hoảng loạn, ngất lịm hay bất tỉnh…
Người bệnh cần gọi cấp cứu khi còn tỉnh táo. Nếu bắt gặp người khác trong tình trạng này cần gọi cấp cứu, đưa người bệnh vào chỗ thoáng mát, dùng khăn lạnh lau khắp người để hạ nhiệt độ một cách nhanh nhất. Tốt nhất là nên phòng ngừa và cẩn thận với tình trạng nắng nóng trước khi phải cấp cứu khi bị kiệt sức do nóng hoặc sốc nhiệt.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ do nắng nóng
Theo các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn những người bị bệnh tim mạch cần lưu ý khi nắng nóng :
- Thường xuyên ở trong nhà, nếu có thể thì ở nơi có máy điều hòa nhiệt độ. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thoáng mát.
- Khi ra ngoài cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, đội mũ, đeo kính, che kín vùng cổ, gáy, đầu, mắt… Nếu được thì nên đi vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
- Hạn chế lượng muối ăn vào 6-10g/ngày, đối với những người bị bệnh tim mạch thì nên hạn chế lượng muối nhiều hơn. Tránh ăn những thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ hộp hay các loại dưa muối cà muối.
- Không nên vận động quá sức, tập thể dục điều độ: Nhằm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch và TBMMN như: cai thuốc lá, kiêng mỡ và tránh ăn mặn, hạn chế bia, rượu, thức ăn ngọt… Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để giảm lượng lipid máu cần kiểm tra lipid máu định kỳ 6-12 tháng/lần, giảm huyết áp và giảm đường máu (nếu bệnh nhân bị đái tháo đường). Dành thời gian trong ngày để thư giãn, giải trí, tránh bị stress; tập thể dục để cải thiện tình trạng tim mạch và các yếu tố nguy cơ tim mạch.
- Nên uống đủ nước 1.5 -2 lít nước/ngày nên bổ sung các loại nước ép trái cây để bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, lưu ý người suy tim tránh uống quá nhiều nước vì điều này tăng gánh nặng cho hệ tim mạch. Người bệnh tim cần theo dõi cân nặng mỗi ngày để bù vừa đủ lượng nước.
Sốc nhiệt (đột quỵ do nhiệt) là loại bệnh có tỉ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Nguyên nhân do mất nước, mất điện giải, rối loạn quá trình điều hòa của trung tâm điều nhiệt đi kèm với sự quá tải khả năng hoạt động của tim. Hãy trang bị những kiến thức để nhận biết được dấu hiệu nguy hiểm của bệnh lý gây ra do thời tiết nóng để có thể xử trí kịp thời, đúng cách.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn