Hoắc hương là vị thuốc quen thuộc trong đông y với nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng có thể dẫn đến tình trạng không mong muốn.
- 9 tác dụng bất ngờ đến sức khỏe từ rau hung quế
- Cây Tô mộc và lợi ích đối với sức khỏe trong bài thuốc đông y
- Công dụng chữa bệnh của ngưu tất
Đặc điểm của cây hoắc hương
Hoắc hương có tên khoa học là Pogostemon cablin Benth., Họ Hoa môi – Lamiaceae hay dân gian còn gọi cây hoắc hương là Quảng hoắc hương, Thổ hoắc hương, là cây cỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím.
Thân lá có lông, lá mọc đối, mép khía răng to. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành. Cây Hoắc hương được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, nhiều nhất tại Kim Sơn – Ninh Bình, Hưng Yên.
Hoắc hương được trồng chủ yếu lấy lá và cành làm thuốc. Các nhành già thường có màu xám hình tròn các nhánh non màu xanh hình vuống có 4 góc cạnh. Lá cây có răng cưa đối xứng 2 bên ở phần rìa lá, trên lá có một lớp lông tơ. Hoa của hoắc hương thường mang màu tím hoa cà hoặc tím đậm, nhụy bên trong nở ra màu trắng.
Hoắc hương có mùi thơm và cay khi chà lá của hoắc hương. Lá và cành của cây hoắc hương thường được sử dụng thuốc chữa bệnh hoặc chiết xuất tinh dầu. Cây hoắc hương chứa 1,2% tinh dầu.
Công dụng của hoắc hương
Theo thầy Nguyễn Hữu Định giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cây hoắc hương có nhiều công dụng như:
– Trong y học nhân dân, Hoắc hương là vị thuốc nam có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, dùng trong những trường hợp sôi bụng, đau bụng, ăn không ngon, đi ngoài, hôi miệng.
– Hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn rộng. Nước sắc Hoắc hương có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh : Leptospirosis, Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, Etero coli, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tán huyết type A, Phế song cầu khuẩn, Rhinovirus.
– Khi kết hợp với các loại thảo mộc khác, hoắc hương được sử dụng để điều trị đau dây thần kinh và lo lắng.
– Tinh dầu Hoắc hương rất tốt chữa vết côn trùng cắn.
– Trong kỹ nghệ nước hoa, hoắc hương là một nguyên liệu quí, là tinh dầu thơm và định hương cao cấp.Có thể sử dụng tinh dầu hoắc hương trong bồn tắm khi xông hơi hoặc ngâm mình, có thể sử dụng với dầu massage khi bạn muốn. Tinh dầu hoắc hương giúp khử trùng và nó là 1 chất khử mùi rất tốt.
– Mùi của cây hoắc hương có tác dụng giải phóng các hoocmon cảm giác như serotonin và dopamine. Làm cảm giác buồn bã biến mất thay vào đó là cảm giác lạc quan, đầy hi vọng và yêu đời hơn..
– Công dụng của cây hoắc hương lành vết thương và trị sẹo mụn: Các tinh chất trong hoắc hương có tác dụng tăng tốc quá trình chữa lành các vết thương, mất dần vết sẹo. Nó cũng có hiệu quả tương tự trong việc loại các nốt sẹo do mụn, mụn trứng cá, thủy đậu, và sởi.
– Loại bỏ mùi hôi: Hoắc hương mang mùi hương rất mạnh mẽ sẽ giúp dễ dàng che đi mùi cơ thể. Nhiều người vẫn pha tinh dầu hoắc hương với tinh dầu nền (dầu dừa, dầu oli) để làm nước hoa mang lại mùi hương độc đáo.
– Tính chất diệt côn trùng: Mặc dù có mùi thơm nhưng hoắc hương có hiệu quả rất cao trong việc đuổi côn trùng. Đặc biệt là tinh dầu hoắc hương sẽ giúp côn trùng tránh xa bạn đấy.
Những lưu ý khi dùng Hoắc hương
Tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam, bác sĩ tư vấn người dùng những lưu ý khi dùng Hoắc hương như sau:
– Không sử dụng tinh dầu hoắc hương điều trị bệnh nhằm thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết khác.
– Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
– Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
– Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không thể phủ nhận những tác dụng của Hoặc hương trong công tác điều trị bệnh. Tuy nhiên điều này chỉ đạt hiệu quả nếu bạn sử dụng đúng cách, đúng trường hợp. Do đó hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc y học cổ truyển để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn