Không chỉ là một loại gia vị phổ biến, tác dụng của gừng còn là một loại thảo mộc có ích cho sức khỏe và được áp dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y khác nhau.
- 9 loại rau củ giúp trị mụn hiệu quả và an toàn
- Xoa bóp giúp điều trị và phòng chống táo bón cho trẻ em hiệu quả
- Tác dụng dược lý và ứng dụng lâm sàng của hồ tiêu
Phân tích công dụng của củ gừng
Bác sĩ chuyên khoa phân tích, gừng là một loại cây nhỏ sống lâu năm, Đông Y dùng thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô, Sinh khương là thân rễ tươi, Can khương là thân rễ khô. Gừng có vị cay, nồng ấm tác dụng làm nóng ấm,ra mồ hôi. Gừng giúp cho sự tiêu hóa, dùng trong những trường hợp ăn uống không tiêu, kém ăn, nôn mửa, chữa ho mất tiếng, say tàu xe, cảm mạo phong hàn.
Còn theo phân tích của các Dược sĩ Đại học, trong gừng tươi có hai hoạt chất Gingerol là một flavonol và phytonutrient chúng có công dụng liên kết với việc ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch và nhiều hơn nữa. Gingerol có nhiều lợi ích sức khỏe trong cơ thể con người. Nó hoạt động như một chất chống viêm (một chất có thể ngăn chặn viêm trong cơ thể) và một chất chống oxy hóa (một chất đó bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại).
Gingerol là một flavonol và phytonutrient hoạt động để làm giảm chứng đau nửa đầu, buồn nôn và các triệu chứng đau đớn, kết hợp với viêm khớp. Gừng cũng làm tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể, bảo vệ chống lại một số loại ung thư (bao gồm cả bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư buồng trứng) và đối xử với cao huyết áp.
Gừng có công dụng điều trị các chứng đầy bụng ợ chua, khó tiêu.
Tác dụng của gừng
Theo Y học cổ truyền cây gừng gió có một số tác dụng chính như sau:
- Tác dụng kích thích tiêu hóa.
- Tác dụng điều trị các chứng đầy bụng ợ chua, khó tiêu.
- Tác dụng điều trị chứng nôn nao, cồn cào và chóng mặt
- Tác dụng tẩy độc đường ruột
- Tác dụng làm ấm bụng
Ngoài việc sử dụng tươi, củ gừng còn được chế biến thành một số vị thuốc với công dụng trị bệnh khác nhau, cụ thể như sau:
Bào chế thán khương: Lấy củ gừng khô sao cháy đen tồn tính, trong còn tý vàng, ngửi còn mùi gừng thì úp vung lại. Có thể để vào chảo úp vung lại, thỉnh thoảng sao qua, khi nào không thấy còn khói ra là được. Tốt hơn hết lấy nồi đất, bỏ gừng khô vào, lấy đất sét trét kín chỉ để hở một hai lỗ nhỏ, đốt cả nồi, khi nào không thấy có khói ra là được.
Gừng ngâm dấm: Khi kết hợp gừng và dấm lại với nhau chúng ta sẽ có được bài thuốc hỗ trợ điều trị căn bệnh viêm khớp, làm giảm mỡ máu, rất tốt đối với người mắc bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra chúng cũng có tác dụng rất tốt cho việc tiêu mỡ và đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể…
Việc thực hiện bài thuốc này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần 500g gừng tươi ngâm cùng với 250ml dấm gạo trong khoảng thời gian 1 ngày. Nên ăn gừng ngâm dấm vào buổi sáng sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Một số bài thuốc Nam có sử dụng gừng được dùng phổ biến trong dân gian bệnh nhân có thể tham khảo:
- Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ: Gừng sống giã nát, bỏ vào 1 ly nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống.
- Chữa đau bụng do lạnh: riềng 12 g (sao vàng) , củ gừng 8g (nướng cháy vỏ), củ sả (sao vàng), búp ổi (sao vàng). Đổ 500 ml nước sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống ấm trong ngày.
- Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: Củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.
- Chữa trúng gió, tê tay chân: Gừng sống 40g, đồng tiền 80g. Gừng sống giã nát, cho vào một ít nước sôi, vắt lấy nước, hòa với đồng tiện uống khi còn ấm.
- Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai: gừng sống 20g, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô. Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc đã hiểu hơn về công dụng của củ gừng đối với sức khỏe.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn