Hoàng Kỳ là một vị thuốc Đông Y quý có nhiều công dụng trong điều trị các bệnh lý khác nhau điển hình như giúp tăng ham muốn tình dục, tăng chất lượng của tinh trùng,…
- Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc viễn chí
- Tác dụng tinh dầu sả đối với sức khỏe con người là gì?
- Vài điều thú vị về Sa sâm – loài sâm quý mọc dại trên cát
Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây thuốc Nam Hoàng Kỳ
Theo chia sẻ của các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, Hoàng kỳ có tên khoa học là Astragalus propinquus, nó còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Hoàng kỳ mạc giáp, Tiễn kỳ, Bắc kỳ, Hoàng kỳ Mông cổ…. Hoàng kỳ được dùng trong Đông y làm thuốc, thuốc này tính ấm, vị ngọt, và có tác dụng bổ khí cùng với nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe, người ta còn so sánh nó như một loại nhân sâm thứ hai.
Dùng Hoàng kỳ để chữa bệnh gì?
Hoàng kỳ có chứa saccaroza, nhiều loại axit amin, có khoảng 6,16-9,9%. Ngoài ra còn có chứa các protid, cholin, betatain, axit folic, vitamin P, và có cả amylase. Dịch chiết từ cây Hoàng kỳ có khả năng làm tăng hoạt động của bạch cầu, các tế bào chống vi khuẩn tự nhiên và các tế bào lympho. Đặc biệt là ngay cả khi hoạt động của các loại tế bào này đã bị chặn lại bởi các thuốc có bản chất là steroid.
- Hoàng kỳ giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch.
- Giúp nam giới tăng ham muốn tình dục, tăng khả năng và chất lượng của tinh trùng.
- Dùng Hoàng kỳ để chữa các bệnh như: cảm mạo, chữa nhiễm trùng đường thở, dị ứng, đau nhức mỏi cơ, thiếu máu….
- Hoàng kỳ cũng được sử dụng để trị các hội chứng mệt mỏi mạn tính, các bệnh về thận, bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp cao.
- Giúp bệnh nhân phòng ngừa các bệnh như ung thư và tiểu đường.
- Hoàng kỳ còn có chứa chất chống oxy hóa mạnh, nên có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương.
- Hoàng kỳ còn được dùng để bổ trợ cho các loại thuốc khác trong quá trình trị liệu cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư.
Dùng Hoàng kỳ như thế nào?
- Liều dùng thông thường: 5-10g Hoàng kỳ đem đun sôi khoảng 10-20 phút để làm nước trà uống, cách này có thể tái sử dụng bã trà Hoàng kỳ nhiều lần như nấu nước lá chè xanh. Nếu bệnh nặng có thể sử dụng liều cao từ 30 đến 160g.
- Ngoài ra, theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa để tăng hiệu quả điều trị bệnh cũng có thể kết hợp với các loại thảo dược và thực phẩm khác để làm tăng thêm hiệu quả của thuốc. Ví dụ, sử dụng chung Hoàng kỳ với táo tàu khô, ngũ vị tử, cam thảo, quế chi, hồng hoa, kỷ tử….
- Có thể dùng để nấu cháo, nấu thịt hoặc các món ăn có thể dùng để hầm cùng thuốc bắc.
- Tùy theo tuổi tác, tình trạng bệnh, thể trạng cơ thể của người dùng mà có những liều lượng khác nhau. Để tránh gặp phải tác dụng phụ, tốt nhất nên tham khảo của bác sĩ trước khi quyết định dùng.
Các dạng bào chế Hoàng kỳ
- Loại dược liệu này có thể có nhiều dạng bào chế khác nhau.
- Rễ cây có thể đem điều chế thành chiết xuất hoặc thành thuốc viên, cũng có thể dùng để nấu súp hoặc ngâm trà.
Tác dụng phụ khi sử dụng Hoàng kỳ
- Đa số là an toàn đối với người lớn.
- Vì Hoàng kỳ thường được dùng chung với các vị thuốc khác nên rất khó xác định tác dụng phụ của nó.
- Nên tìm hiểu kỹ về loại Hoàng kỳ muốn dùng vì một số loài có thể gây độc
Hoàng kỳ giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch
Một số lưu ý khi dùng hoàng kỳ
- Nên uống trà của loại thảo dược này vào buổi sáng. Khi uống trà, nếu cảm thấy không thoải mái hoặc có vấn đề thì tốt nhất là ngưng uống.
- Mỗi ngày không sử dụng quá 15g Hoàng kỳ, không nên dùng quá liều dễ dẫn đến bệnh nặng hơn, sinh ra mẫn cảm, kích động, hai má ửng đỏ hoặc xuất hiện một số triệu chứng khác.
- Không dùng Hoàng kỳ cho bệnh nhân mắc các bệnh như: nhiễm trùng, sốt, viêm.
- Nếu cần sử dụng Hoàng kỳ dưới dạng thuốc tiêm, thì cần có sự giám sát của bác sĩ hoặc thầy thuốc.
- Hiện chưa có bất kì tác dụng phụ nào đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, nên nếu muốn sử dụng Hoàng kỳ thì người dùng nên tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa.
- Không sử dụng cho người bị bệnh nhiễm trùng cấp tính, người đang bị sốt hoặc trẻ em..
Hoàng Thanh – tapchisuckhoe.edu.vn