Đương quy là một trong những dược liệu quý có tác dụng dược lý rất đa dạng. Từ lâu đã được các lương y tìm hiểu và áp dụng vào rất nhiều bài thuốc. Điển hình như trị vô kinh, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, đau nhức xương…
- Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc giúp chăm sóc thận hiệu quả
- Công dụng chữa bệnh ung thư của vị thuốc đông y cây mã tiền
- Bài thuốc đông y chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhất hiện nay
Đương quy có tác dụng dược lý rất đa dạng
Đặc điểm thực vật của vị thuốc đông y Đương quy
Bác sĩ chuyên trang Tạp chí sức khỏe cho biết: Đương quy là giống cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao khoảng từ 40 – 60cm và có thể lên đến 1m khi cây ra hoa. Phần thân cây có màu tím, hình trụ và có rãnh dọc.
Lá mọc so le nhau và xẻ lông chim 3 lần, phần gốc lá phát triển thành bẹ to, đầu nhọn. Mép lá có răng cưa không đều nhau và chia thùy.
Hoa đương quy có màu trắng lục nhạt, mọc thành chùm ở phía ngọn cây. Nhị hoa dài và có đầu tròn. Quả bế dẹt và có rìa màu tím nhạt. Mùa hoa quả ở vào khoảng tháng 7 đến tháng 8. Toàn thân của cây có mùi thơm rất đặc biệt.
Phần rễ cây chính là bộ phận được sử dụng làm dược liệu.
Thành phần hóa học của Đương quy:
Một số thành phần được ghi nhận có trong dược liệu bao gồm:
- 0,2 – 0,4% tinh dầu
- Acid hữu cơ
- Coumarin
- Polyacetylen
- Polysachrid
- Acid amin
- Sterol
- Vitamin B1,B12,E
- Brefeldin
- Một số nguyên tố vi lượng khác: Nhôm, đồng, kẽm, canxi, crom, magie…
Phần rễ của đương quy sẽ được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh
Tác dụng dược lý của vị thuốc Đương quy
Trong Y học cổ truyền, Đương quy có vị ngọt, cay và tính ấm. Dược liệu được quy vào 3 kinh: Tâm, Tỳ, Can. Dưới đây là một số tác dụng của vị thuốc Đương quy như sau:
Theo Y học cổ truyền:
- Công dụng: Hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng, dưỡng gân.
- Chủ trị: Chứng huyết hư trường táo; Kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắc kinh. Các bệnh thai tiền sản hậu, đau tê chân tay, tổn thương do té ngã, tâm can huyết hư. Ngoài ra còn kiêm trị nhọt lở loét, khái suyễn.
Theo Y học hiện đại:
- Tác dụng với huyết học:
Dịch ngâm từ đương quy có tác dụng làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu. Tác dụng này được cho là có liên quan đến hàm lượng vitamin B12 và acid folic có trong dược liệu.
- Tác dụng chống viêm:
Nước từ dịch tiết dược liệu có thể làm giảm tính thẩm thấu của huyết quản. Từ đó ức chế các chất gây viêm mà tiểu cầu 5TH sản sinh.
- Tác dụng đối với tử cung:
Cồn chiết xuất từ dược liệu có khả năng gây hưng phấn đối với tử cung cô lập. Còn tinh dầu dược liệu lại có tác dụng ức chế tử cung. Khi áp lực của tử cung cao thì đương quy được cho là có thể làm tăng hoạt động co bóp ở cơ quan này.
- Tác dụng tăng miễn dịch:
Dược liệu này được nghiên cứu là có thể làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, đồng thời tăng cường chuyển dạng lympho bào.
- Tác dụng lợi tiểu:
Nhờ hàm lượng đường mía mà đương quy có được tác dụng làm tăng hưng phấn đối với cơ trơn ruột non và bàng quang.
- Tác dụng kháng khuẩn:
Nước sắc từ dược liệu có khả năng ức chế phẩy khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn, liên cầu khuẩn tán huyết… Tinh dầu lại có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng…
- Các tác dụng khác:
Giảm đau, an thần, tăng lưu lượng máu, chống hình thành cục máu đông, làm giãn cơ trơn phế quản, ngăn ngừa glycopen trong gan giảm thấp…
Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, những thông tin mà bài viết tổng hợp về dược liệu đương quy chỉ có giá trị tham khảo. Một số bài thuốc vẫn chữa được xác thực về tính công hiệu. Chính vì thế cần tham khảo thầy thuốc hay bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.