Theo y học cổ truyền, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em được gọi là chứng thực tích, tích trệ. Tùy vào triệu chứng của bệnh mà các thầy thuốc có những bài thuốc điều trị phù hợp.
- Bài thuốc đông y giúp bình can tức phong, thông tý từ dược liệu thiên ma
- Tác dụng tiêu độc, phòng cảm cúm ít biết từ vị thuốc đông y rau húng
- Bài thuốc bắc thuốc nam hỗ trợ trị chứng đởm nhiệt
Nguyên nhân gây bệnh có thể do ăn uống hay có trùng tích làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị. Các bác sĩ tư vấn chữa bệnh trong y học cổ truyền thường sử dụng các vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa có chứa axit hữu cơ, tinh dầu và nhóm có tác dụng làm mạnh tỳ vị điều trị căn bệnh này.
Một số bài thuốc thường dùng để điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
– Trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhiều lần kèm sốt, mất nước, thóp lõm xuống: Dùng kim ngân hoa, cát căn mỗi vị 8g, vàng đắng 4g, tô mộc 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Do bài thuốc có vị đắng, khó uống nên bạn có thể thêm ít quả đại táo cho dễ uống.
– Trẻ có biểu hiện bụng đầy, ăn kém, tiêu chảy 3 – 4 lần, phân sống, đau bùng, có khi nôn, dùng bài thuốc: Ý dĩ 6g, mạch nha 6g, sơn tra 4g, trần bì 2g. Tất cả sao vàng, tán thành bột, hòa nước ấm cho trẻ uống, ngày 2 lần.
– Trường hợp trẻ có thêm hiện tượng sốt kèm chứng viêm nhiễm khác như ho, chảy mũi, trẻ chán ăn, đi tiêu nhiều lần, phân có bọt, dùng bài thuốc: hoắc hương, ý dĩ, ảng sâm, tía tô, mỗi vị 6g, trần bì, gừng khô mỗi vị 2g. Tất cả đem sắc uống. Chia nhỏ thuốc uống nhiều lần trong ngày khi thuốc còn ấm.
– Nếu trẻ đi cầu nhiều lần, phân sống, mùi chua, biểu hiện suy dinh dưỡng, nên kiện tỳ tiêu thực cho trẻ, dùng bài thuốc: Đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn, mỗi thứ 6g; trần bì, nhục đậu khấu, hậu phác, mạch nha, mỗi vị 4g. Đem sắc ngày 1 thang, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
Món ăn bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn còn cho biết, ngoài những bài thuốc đông y trên, bạn có thể sử dụng các vị thuốc tiêu thực để chế biến thành các món ăn dinh dưỡng cho trẻ, góp phần hỗ trợ bộ máy tiêu hóa, ngăn ngừa các rối loạn đường ruột của trẻ
– Cháo cà rốt, ô mai mơ: Chuẩn bị 1 củ cà rốt nhỏ, 5 quả ô mai mơ (xí muội), 1 nắm gạo tẻ. Cà rốt rửa sạch, thái thật nhỏ, lấy cơm của quả ô mai thái nhỏ, gạo rang vàng. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.
– Cháo rau sam: Gạo tẻ một nắm, vo sạch, 50g rau sam tươi rửa sạch cắt thật nhỏ, vài đọt búp ổi non cắt nhỏ, cho vào nồi, đổ thêm nước, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín và rau nhừ nêm thêm ít muối. Có thể chắt lấy nước cháo cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần. Ăn liền trong 2 – 3 ngày.
– Nước gạo rang: Gạo tẻ 1 nắm đem rang vàng, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, dùng nước gạo rang pha bột cho trẻ uống. Có thể cho trẻ dùng trong 2 – 3 ngày, khi thấy dứt các triệu chứng trên thì ngưng.
– Uống nước nụ vối, gừng 2g. Cách làm: Nụ vối, gừng, vỏ lựu rửa sạch cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Chia uống 3 lần trong ngày. Uống liền trong 2 – 3 ngày.
– Cháo sơn dược: Dùng 1 nắm gạo tẻ, thêm hạt sen 10g, 10g hoài sơn (củ mài). Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín nhừ tán nhuyễn cho trẻ ăn trong ngày.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể xoa bóp quanh vùng rốn để làm giảm cảm giác đầy trướng cho trẻ.
Những bài thuốc trên không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ. Tuy nhiên nếu điều trị cho trẻ khoảng từ 2 – 3 ngày mà bệnh không thuyên giảm cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện đông y, cơ sở y tế,… để được bác sĩ thăm khám.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn