Thương truật là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có tác dụng giúp kiện tỳ, táo thấp, khu phong và giải biểu, thường dùng điều trị tỳ vị hư yếu, thấp trệ và phong thấp gây mệt mỏi, nặng nề.
- Đỗ trọng – Vị thuốc đông y quý cho sức khỏe gân cốt và hệ thần kinh
- Khám phá công dụng của vị thuốc Trạch tả trong y học cổ truyền

Thông tin tổng quan về Thương truật
Để hiểu rõ hơn về công dụng và cách dùng của Thương truật, cùng điểm qua một số đặc điểm nổi bật của vị thuốc này:
- Tên khoa học: Rhizoma Atractylodis
- Tên gọi khác: Mao truật, Xích truật, Nam thương truật
- Họ: Cúc (Asteraceae)
- Bộ phận dùng: Thân rễ
- Dạng bào chế: Sao vàng
Bác sĩ YHCT tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thân rễ Thương truật được thái lát với kích thước không đều, dày khoảng 0,1 – 0,5 cm, đường kính từ 1 – 6 cm. Vỏ ngoài nhăn nheo, có dấu tích của rễ con, màu nâu đến nâu đen, phần lõi màu nâu sáng, có xơ, cứng chắc. Mùi thơm đặc trưng, vị cay và đắng.
Tính vị, quy kinh và công dụng chủ trị của Thương truật
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của Trạch tả trong y học cổ truyền, chúng ta cần tìm hiểu về tính vị, quy kinh và các công dụng chủ trị của vị thuốc này:
- Tính vị: Cay (tân), đắng (khổ), ấm (ôn)
- Quy kinh: Tỳ, Vị
Thương truật có tác dụng kiện tỳ và táo thấp, giúp cải thiện chức năng tỳ vị, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa và loại bỏ ẩm thấp trong cơ thể. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, buồn nôn hoặc ăn không ngon miệng. Ngoài ra, Thương truật còn có khả năng khu phong và trừ thấp, là vị thuốc quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý do phong thấp gây ra. Vị thuốc này giúp giảm các triệu chứng đau nhức do hàn thấp, đồng thời hỗ trợ làm giảm cảm giác nặng nề, mệt mỏi. Thương truật cũng có tác dụng phát hãn và giải biểu, giúp cơ thể thoát mồ hôi khi bị cảm mạo do phong hàn, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh.
Thương truật được chỉ định trong các trường hợp thấp trệ ở trung tiêu, với các triệu chứng đặc trưng như đầy bụng, buồn nôn, chán ăn và khó tiêu. Đây là dấu hiệu của tình trạng ẩm thấp trong cơ thể, và Thương truật có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng này. Ngoài ra, vị thuốc này cũng được sử dụng để điều trị các bệnh lý do phong thấp hàn, biểu hiện qua các triệu chứng như cơ thể nặng nề, mệt mỏi, uể oải và không ra mồ hôi. Những trường hợp này thường gặp khi cơ thể bị lạnh, thiếu sự trao đổi nhiệt, và Thương truật sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, làm ấm cơ thể và khôi phục năng lượng.
Cách dùng – Liều dùng và lưu ý khi sử dụng Thương truật
Để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc sử dụng Thương truật, việc tuân thủ đúng liều lượng và lưu ý khi sử dụng là rất quan trọng.
- Liều dùng: 3 – 9g mỗi ngày, sử dụng dưới dạng thuốc sắc
- Kiêng kỵ – Thận trọng: Người bị cao huyết áp nên tránh dùng, vì tính ấm và cay của Thương truật có thể gây kích thích.
Người dùng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng Thương truật, đặc biệt đối với những trường hợp có tiền sử bệnh cao huyết áp, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Các bài thuốc ứng dụng Thương truật trong điều trị
Thương truật không chỉ được sử dụng độc lập mà còn thường xuyên kết hợp với các vị thuốc khác để tạo thành những bài thuốc hiệu quả trong điều trị nhiều chứng bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc nổi bật có sử dụng vị thuốc đông y Thương truật:
Bình vị tán – Điều trị viêm dạ dày, ruột cấp và mãn tính, nôn mửa, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu:
- Thành phần: Thương truật 160g, Hậu phác 120g, Trần bì 80g, Cam thảo 40g.
- Cách làm: Tán các dược liệu thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 9g bột, uống với nước gừng hoặc nước nóng. Ngày uống 3 lần.

Cao Bạch truật – Chữa tiêu chảy kéo dài và cải thiện chức năng tiêu hóa:
- Thành phần: Bạch truật 6kg, nước vừa đủ.
- Cách làm: Cho Bạch truật vào nồi đất hoặc sành, đổ nước ngập dược liệu và đun đến khi nước cạn còn một nửa. Lặp lại 3 lần với nước mới, sau đó gộp tất cả nước thuốc lại và cô đặc thành cao. Mỗi ngày dùng 2-3 thìa cao.
Những bài thuốc này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến tỳ vị và phong thấp. Tuy nhiên, bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Sài Gòn lưu ý để đạt hiệu quả tối ưu và an toàn, người dùng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng các bài thuốc này.