Ngũ vị tử là dược liệu quý trong Đông y, nổi bật với công dụng bổ phổi, an thần, cố tinh và dưỡng thận, thường dùng trong điều trị các bệnh lý về hô hấp, thần kinh và thận hư.
- Khám phá dược liệu Quế chi: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền
- Công dụng và ứng dụng của Sơn thù trong y học cổ truyền

Thông tin nhận biết và đặc điểm cơ bản của Ngũ vị tử
Trước khi đi sâu vào công dụng và cách ứng dụng Ngũ vị tử trong điều trị, hãy cùng điểm qua những thông tin cơ bản giúp nhận diện và định danh chính xác dược liệu này – yếu tố quan trọng trong quá trình chọn lựa và sử dụng trong các bài thuốc Đông y:
- Tên dược liệu: Ngũ vị tử
- Tên khoa học: Fructus Schisandrae chinensis
- Tên gọi khác: Liên ngũ vị, Sơn hoa tiêu
- Họ thực vật: Ngũ vị (Schisandraceae)
- Bộ phận dùng: Quả chín
- Dạng bào chế: Đồ chín, phơi hoặc sấy khô
Mô tả cảm quan: Quả có hình cầu, đường kính từ 2–8mm, vỏ ngoài nhăn nheo, màu đỏ tía hoặc nâu đỏ sẫm. Khi đập vỡ, hạt bên trong có màu trắng ngà đến vàng nâu, tỏa mùi thơm đặc trưng. Vị quả kết hợp đầy đủ 5 vị: chua, ngọt, cay, mặn và đắng – đúng như tên gọi “Ngũ vị tử”.
Tính vị – Quy kinh – Tác dụng điều trị của Ngũ vị tử
Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, mỗi dược liệu không chỉ mang những đặc điểm cảm quan riêng biệt mà còn được phân tích dựa trên tính vị, quy kinh và công năng trị liệu. Ngũ vị tử là một trong số ít vị thuốc sở hữu đầy đủ ngũ vị, từ đó đem lại nhiều tác dụng trị liệu đa dạng và độc đáo.
Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Sài Gòn, Ngũ vị tử có:
- Tính vị: Vị chua, ngọt, cay, mặn, đắng – thuộc ngũ vị
- Tính khí: Ấm
- Quy kinh: Phế, Thận, Tâm
Công năng – Chủ trị chính:
- Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hãn: Trị ho mãn tính, ho khan, ra mồ hôi tự phát
- Bổ thận cố tinh: Điều trị mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm
- An thần, ích tâm: Giúp an thần, ngủ ngon, trị đánh trống ngực, hồi hộp
- Chỉ tả: Dùng trong tiêu chảy kéo dài, suy nhược tiêu hóa
- Sinh tân dịch: Hỗ trợ trong tình trạng mất nước, khô miệng, tiêu khát (tiểu đường)
Để phát huy tối đa hiệu quả chữa bệnh mà Ngũ vị tử mang lại, người dùng cần nắm rõ cách sử dụng và liều lượng phù hợp theo từng thể trạng và mục đích điều trị.
Cách sử dụng ngũ vị tử và liều lượng khuyến nghị
Theo Bác sĩ YHCT tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn khi dùng Ngũ vị tử, việc tuân thủ đúng liều lượng và phương pháp sử dụng là điều rất quan trọng:
- Liều dùng thông thường: Từ 1,5g đến 6g mỗi ngày. Trong một số trường hợp đặc biệt khi kết hợp với các dược liệu khác, liều lượng có thể điều chỉnh đến 8g/ngày.
- Phương pháp sử dụng: Ngũ vị tử thường được dùng dưới dạng sắc uống, chế thành viên hoàn, ngậm hoặc phối hợp cùng các vị thuốc khác trong các bài thuốc cổ phương.
Lưu ý – Chống chỉ định: Không nên dùng Ngũ vị tử cho người đang sốt cao, phát ban, cảm mạo phong nhiệt hoặc trong giai đoạn mắc sởi, vì có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Một số bài thuốc cổ phương tiêu biểu có sử dụng Ngũ vị tử
Trong kho tàng Y học cổ truyền, Ngũ vị tử xuất hiện trong nhiều phương thuốc quý nhằm điều trị các bệnh lý mãn tính liên quan đến hô hấp, thận, sinh lý nam giới và thần kinh. Dưới đây là một số bài thuốc cổ phương tiêu biểu:
Chữa chứng âm môn lạnh ở phụ nữ:
- Thành phần: Ngũ vị tử 160g
- Cách làm: Tán bột, trộn với nước tiểu sạch làm viên nhỏ như hạt ngô
- Cách dùng: Đặt vào âm hộ
Giảm ho lâu ngày, hỗ trợ điều trị viêm phổi:
- Thành phần: Ngũ vị tử 80g, túc xác tẩm đường sao 20g
- Cách làm: Tán bột, luyện với kẹo mạch nha thành viên cỡ quả táo
- Cách dùng: Ngậm mỗi lần 1 viên
Giảm đờm, cải thiện khó thở:
- Thành phần: Ngũ vị tử và bạch phấn lượng bằng nhau
- Cách làm: Tán bột
- Cách dùng: Dùng 12g mỗi lần, ăn kèm phổi lợn nướng chấm bột, uống với nước nóng
Bổ thận, trị đái trắng, đau lưng, thận hư:
- Thành phần: Ngũ vị tử 100g
- Cách làm: Sấy khô, tán nhỏ, viên bằng hạt đậu xanh
- Cách dùng: Uống 30 viên/ngày với giấm

Hỗ trợ điều trị liệt dương:
- Thành phần: Ngũ vị tử 100g
- Cách làm: Sấy khô, tán bột
- Cách dùng: Uống 4g/lần, ngày 3 lần
- Nguồn gốc: Nam dược thần hiệu
Trị ho suyễn có đờm:
- Thành phần: Ngũ vị tử và phèn phi bằng nhau
- Cách làm: Tán bột
- Cách dùng: Dùng 12g mỗi lần, nhồi vào giữa phổi lợn luộc rồi ăn mỗi ngày
- Công dụng: Tiêu đờm, giảm ho hen
Dưỡng khí, trị suyễn ở người cao tuổi:
- Thành phần: Ngũ vị tử 5g, Sa sâm bắc 12g, Mạch môn 16g, Ngưu tất 16g
- Cách dùng: Sắc uống
- Công dụng: Bổ phế, sinh tân, dưỡng thận, hỗ trợ hô hấp
Ngũ vị tử là một vị thuốc đông y đặc biệt, với công năng đa dạng từ liễm phế chỉ ho, cố tinh, đến an thần và sinh tân dịch. Sự linh hoạt trong ứng dụng giúp Ngũ vị tử có mặt trong nhiều bài thuốc quý, đặc biệt hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh mạn tính, suy nhược, và rối loạn chức năng cơ thể. Tuy nhiên, người dùng cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị cao nhất.